Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Tê bì tay chân là vấn đề phổ biến nhất có thể gặp từ người già đến người trẻ. Tê bì tay chân khiến nhiều người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Nguyên nhân gây tê bì tay chân

Tê bì thực chất là tình trạng rối loạn cảm giác hay dị cảm một phần hoặc hoàn toàn ở một số vị trí trên cơ thể. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác đau nhói: như kim châm không liên quan đến kích thích cảm giác. Ở một số người còn có thể có cảm thấy đau, liệt ngọn chi. Thông thường tê bì liên quan đến các rối loạn chức năng của thần kinh ngoại vi.

Với tê bì tay chân thường cánh tay sẽ có cảm giác tê bì trước, tiếp đó sẽ lan xuống cổ tay, bàn tay và cuối cùng là ngón tay. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc cầm nắm, đi đứng của người bệnh.

Hiện nay, các bác sĩ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, triệu chứng tê tay chân xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có hai nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, đó là do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Có thể nói, việc nắm rõ lý do hình thành bệnh sẽ giúp các bác sĩ đề ra phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả nhất.

Một chấn thương hoặc tổn thương thần kinh do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc nguy cơ khác có thể gây ra tê bì chân tay.
Một chấn thương hoặc tổn thương thần kinh do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc nguy cơ khác có thể gây ra tê bì chân tay.

Dưới đây là những lý do gây tê bì tay chân

- Do tổn thương thần kinh: Một chấn thương hoặc tổn thương thần kinh do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc nguy cơ khác có thể gây ra tê bì tay chân.

- Do bệnh lý thần kinh: Tổn thương thần kinh, viêm đa rễ thần kinh dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì tay chân và hạn chế vận động.

- Do bệnh lý tĩnh mạch và tĩnh mạch máu: Tắc nghẽn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch hoặc viêm tĩnh mạch cũng có thể gây ra tê bì.

- Do thiếu máu: Thiếu máu não sẽ khiến tay, chân có cảm giác tê, khó chịu kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, mắt mờ,..

- Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Sự thiếu hụt vitamin B12, kali hoặc magie trong cơ thể gây ra tình trạng tê ngứa ở cả tay và chân.

- Do hẹp ống sống: Cột sống bị biến dạng, thu nhỏ lại, làm các rễ thần kinh chạy qua bị chèn ép, gây ra gây tê tay chân liên tục kéo dài. Tình trạng này nếu để lâu sẽ gây tắc nghẽn lưu thông máu, vận động khó khăn.

Ngoài ra, áp lực dài hạn lên dây thần kinh có thể gây tê bì. Điều này có thể xảy ra do cách bạn ngồi, khoanh chân hoặc đứng quá lâu, hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó hoặc do sử dụng thiết bị di động trong thời gian dài.

Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi…
Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi…

Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan, không thăm khám sớm.

Khi bệnh càng để lâu thì mức độ tê đau sẽ càng tăng, lúc này, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn, nhanh chóng lan cơn đau nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Đồng thời, ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng… cũng có thể xuất hiện tình trạng tương tự.

Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh có thể xảy ra tùy vào các nguyên nhân như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

Tê bì tay chân thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, nên đi khám ngay:

- Tê bì kéo dài trên 6 tuần;

- Tê tay chân kèm theo thay đổi màu sắc hoặc nhiệt độ của tay, chân;

- Có các triệu chứng bất thường như chóng mặt, đau đầu, co giật, khó thở, hay quên.

Tóm lại: Tê bì tay chân là vấn đề thường gặp khiến người bệnh có cảm giác đau buốt, tê nhức kéo dài gây mất ngủ và suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày. Nếu không điều trị kịp thời, tê bì tay chân có thể dẫn đến teo cơ, liệt chi, mất khả năng vận động hoặc rối loạn tiểu tiện thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, nếu gặp tình trạng tê bì tay chân kéo dài hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Ăn gì để tăng miễn dịch, ít ốm vặt?

Trái cây họ cam quýt, tỏi, gừng, bông cải xanh và sữa chua cung cấp các chất giúp tăng cường hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, phòng ốm vặt.
Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay (23/7), bão số 2 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo từ hôm nay đến ngày 24/7, khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác.
Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Để có một đôi mắt sáng, khỏe đẹp... ngoài tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh còn cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mắt.
Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Bệnh lý viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh càng để lâu càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều biến chứng.
Tin bão khẩn cấp cơn bão số 2

Tin bão khẩn cấp cơn bão số 2

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 15 km/h và đi vào vùng biển Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão cấp 8, giật cấp 10.
Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Cách đông lạnh rau quả an toàn và không mất chất dinh dưỡng

Nhiều người cho rằng rau quả đông lạnh ít dinh dưỡng hơn rau tươi, nhưng trên thực tế cả hai loại đều chứa lượng vitamin và khoáng chất tương tự nhau. Thậm chí đông lạnh đúng cách còn giúp tránh thất thoát dinh dưỡng trong rau quả sau khi thu hoạch.