Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Không chỉ có trong phim, khắp thế giới có nhiều thành phố bị bỏ hoang bí ẩn, tồn tại như những viên nang thời gian, trở thành điểm đến thu hút với những du khách thích phiêu lưu.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Khang Ba Thập (Ordos, Nội Mông, Trung Quốc) là đô thị ma lớn nhất thế giới. Khu đô thị hiện đại với kiến ​​trúc tiên tiến, sân vận động lớn và không gian công cộng tuyệt đẹp được xây dựng trong vòng chưa đầy 10 năm, nhưng thất bại trong việc thu hút cư dân. Khang Ba Thập đủ sức chứa 300.000 người, nhưng số dân chuyển đến chỉ là 70.000. Sau đó, những người này bắt đầu rời đi. Thành phố ngừng xây dựng và phá sản. Ngày nay, nơi đây hóa thành phố ma với hầu hết tòa nhà trống rỗng.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Wittenoom (Australia) bị amiăng tràn ngập. Wittenoom được thành lập với vai trò là thị trấn khai thác ở Tây Australia vào năm 1946. Hẻm núi gần đó tràn ngập amiăng xanh, vật liệu xây dựng thô quan trọng đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh mối lo ngại về sức khỏe tăng, nhu cầu về amiăng giảm dẫn đến việc đóng cửa mỏ vào năm 1966. Hầu hết cư dân chuyển đi, Wittenoom chính thức đóng cửa vào năm 2007. Chính phủ Australia hạn chế quyền vào thị trấn khai thác cũ và xóa Wittenoom khỏi tất cả bản đồ chính thức. Tính đến năm 2018, chỉ có 3 cư dân thường trú ở Wittenoom.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Varosha (Famagusta, Síp) từng là điểm du lịch nổi tiếng. Trong suốt đầu những năm 1970, Varosha là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm đảo Síp. Khi chiến tranh xảy ra ở khu vực xung quanh, người dân đã di tản khỏi Varosha. Nơi này bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974. Đến thăm Famagusta, du khách có thể thấy những tòa nhà và bãi biển của Varosha bị thiên nhiên xâm chiếm từ phía xa hàng rào quân sự.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Craco (Italy) là bối cảnh của nhiều bộ phim. Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm từ 1060, Craco chứng kiến ​​nhiều cuộc xung đột giữa quân vương, quân đội và hệ tư tưởng chính trị. Năm 1963, 1.800 cư dân cuối cùng buộc phải rời khỏi Craco. Nơi đây trở thành bối cảnh ngoạn mục và chân thực cho các bộ phim như Quantum of Solace (Định mức khuây khỏa) và The Passion of the Christ (Cuộc khổ nạn của Chúa). Mặc dù bị bỏ hoang, Craco vẫn là điểm du lịch nổi tiếng của Italy và có trong danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới năm 2010.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Cư dân của Centralia (Pennsylvania, Mỹ) sợ ngộ độc khí carbon monoxit (CO). Lửa than dưới thị trấn Centralia hoành hành từ năm 1962 và có thể cháy thêm 250 năm nữa. Trong những năm lửa bùng cháy, cư dân dần từ bỏ nhà ở vì không chỉ sợ ngọn lửa bên dưới mà còn có những hố sụt bất ngờ và ngộ độc khí carbon monoxit. Khách du lịch thích mạo hiểm vẫn đến Centralia bằng cách đi bộ dọc theo con đường nứt nẻ dẫn vào thị trấn.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Thiên Đô Thành (Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc) là bản sao của Paris. Được xây dựng với những khu nhà ở xa xỉ khổng lồ, Thiên Đô Thành mô phỏng thành phố ánh sáng nổi tiếng của Pháp từ kiến ​​trúc đến Vườn Luxembourg hay Tháp Eiffel thu nhỏ cao hơn 90m. Với sức chứa hơn 10.000 cư dân, thành phố hầu hết vẫn bị bỏ hoang, ngoại trừ công viên giải trí theo chủ đề Pháp gần đó vẫn có nhân viên ở.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Pripyat (Ukraine) là nơi xảy ra thảm họa điện hạt nhân tàn khốc nhất trong lịch sử. Năm 1970, Pripyat được xây dựng đặc biệt cho công nhân nhà máy điện hạt nhân gần đó. Thành phố có hơn 13.000 căn hộ, trường học cho 5.000 trẻ em, 20 cửa hàng và quán cà phê, trung tâm văn hóa, bệnh viện... khi thảm họa xảy ra tại nhà máy điện Chernobyl năm 1986. Toàn bộ cư dân được sơ tán và tái định cư ở nơi khác. Vì mức độ phóng xạ giảm đáng kể trong những năm qua, mọi người được phép quay lại “Khu vực loại trừ hạt nhân”.

Những thành phố và thị trấn ma lớn nhất thế giới

Đảo Hashima (Nagasaki , Nhật Bản) từng là cộng đồng nhộn nhịp. Ban đầu là nơi cư trú cho công nhân các mỏ than dưới đáy biển vào năm 1887, đảo Hashima nhanh chóng mở rộng với các tòa nhà cao tầng và hơn 5.000 cư dân. Sau đó, các mỏ đóng cửa vào năm 1974 vì Nhật Bản dừng sử dụng điện than, cư dân cũng chuyển đi. Với lịch sử thú vị và kiến ​​trúc nổi bật, du lịch đến đảo bắt đầu phát triển từ năm 2009. Mặc dù chỉ phần nhỏ của hòn đảo mở cửa cho công chúng, Hashima vẫn mang đến cái nhìn độc đáo về nền công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản và được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.

Theo Zing

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.
Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Đứng trước dòng sông quê dịu dàng, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh như chưa từng bon chen giữa phố thành vội vã, nghe trái tim bỗng rung lên những nhịp đập bồi hồi của thơ trẻ hôm qua...