Những tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du qua mộc bản triều Nguyễn

(Baohatinh.vn) - 9 phiên bản mộc bản, 9 bản rập mộc bản trên giấy dó đã cung cấp tư liệu quý về sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du (Hà Tĩnh) trong 18 năm làm quan ở triều đình nhà Nguyễn.

Vào ngày 12/9, tức ngày 10 tháng 8 năm Giáp Thìn, tại lễ giỗ lần thứ 204 năm của Đại thi hào Nguyễn Du, Ban Quản lý (BQL) Di tích Nguyễn Du đã tổ chức trưng bày, giới thiệu chuyên đề “Đại thi hào Nguyễn Du qua tư liệu mộc bản triều Nguyễn”. Buổi trưng bày thu hút sự tham gia theo dõi của đông đảo du khách, các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.

7AA.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải tham dự khai mạc và tham quan trưng bày, giới thiệu chuyên đề “Đại thi hào Nguyễn Du qua tư liệu mộc bản triều Nguyễn”.

Nội dung của đợt trưng bày gồm có 9 phiên bản mộc bản, 9 bản rập mộc bản trên giấy dó có nội dung ghi chép về Đại thi hào Nguyễn Du. Trong đó có các tư liệu quý viết về sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan triều đình nhà Nguyễn. Từ năm Nhâm Tuất đến năm Gia Long thứ nhất (1802), Nguyễn Du được nhận chức Tri phủ Thường Tín, sau vì bị bệnh nên ông xin từ chối. Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nguyễn Du được triệu vào nhận chức Đông các học sĩ. Năm Gia Long thứ 8 (1809), ông ra làm Cai bạ Quảng Bình và được đánh giá là trị dân rất có công trạng.

Năm Gia Long thứ 12 (1813), Nguyễn Du được thăng chức Cần chánh điện học sĩ, sung chức Chánh sứ, sang nhà Thanh để cống nạp hằng năm. Năm 1815, ông được thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), Nguyễn Du lại có lệnh đi sứ, nhưng chưa đi thì đã qua đời. Sự việc này đã được chính sử triều Nguyễn ghi chép rõ qua bộ mộc bản được UNESCO công nhận là Tư liệu Di sản thế giới (2009). Đặc biệt, trong các phiên bản mộc bản còn ghi lại những lời đánh giá của Vua Gia Long về Nguyễn Du ra làm Cai bạ Quảng Bình và của Vua Minh Mạng khi Nguyễn Du mất trước khi sang nhà Thanh đi sứ.

DA.jpg
Phiên bản mộc bản và phiên bản mộc bản trên giấy dó được trưng bày.

Ngoài ra, trong đợt trưng bày còn có 1 phiên bản mộc bản của Tiến sĩ Nguyễn Tán và 2 bản rập mộc bản trên giấy dó (1 của Tiến sĩ Nguyễn Tán, 1 của Tiến sĩ Nguyễn Mai). Đây là 2 vị tiến sĩ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền đậu vào thời Nguyễn. Tất cả nội dung trong 10 phiên bản mộc bản, 11 bản rập mộc bản trên giấy dó đều nằm trong bộ mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm - đó là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in thành sách tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hiện lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt), được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới.

Được biết, đây là dạng tư liệu quý hiếm đã được BQL Di tích Nguyễn Du triển khai thực hiện sưu tầm trong khoảng thời gian gần 10 năm, dưới hình thức sao bản và bản rập trên giấy dó.

BA.jpg
Đông đảo du khách đến tham quan trưng bày.

Chia sẻ về hành trình gần 10 năm thực hiện việc sưu tầm, bà Trần Thị Vinh – Phó Trưởng ban phụ trách BQL Di tích Nguyễn Du cho biết: “Khi mộc bản Triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới và sau đó giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV lưu giữ thì chúng tôi đã liên hệ với trung tâm để tìm hiểu những nội dung liên quan đến Đại thi hào Nguyễn Du.

Sau một thời gian tìm hiểu, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã thông tin có 9 mộc bản nói về Đại thi hào Nguyễn Du. Ngay sau đó, BQL đã nhanh chóng cử cán bộ vào để sưu tầm, tìm hiểu. Do điều kiện về nguồn lực và nhân lực nên cứ mỗi năm BQL lại vào sưu tầm từ 1 đến 2 phiên bản. Cho đến 2023 thì hoàn thành việc sưu tầm phiên bản mộc bản và bản rập khuôn trên giấy dó. Đến lễ giỗ lần thứ 204 của đại thi hào, được sự cho phép của Sở VH-TT&DL, BQL đã quyết định tổ chức trưng bày, giới thiệu bộ sưu tập để du khách, nhà nghiên cứu nắm bắt, chiêm ngưỡng các tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du trong suốt 18 năm làm quan dưới triều Nguyễn”.

CA.jpg
Đây là tư liệu quý để các em học sinh nắm bắt chân thực về cuộc đời, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du.

Bà Vinh cũng khẳng định, từ trước tới nay, tư liệu ghi chép về cuộc đời sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du, nhất là giai đoạn ông làm quan triều Nguyễn (từ năm 1802 đến tháng 8/1820) rất ít. Điều này do nhiều nguyên nhân về sự chuyển đổi các giai đoạn lịch sử, chiến tranh, thiên tai và một phần do ý thức con người. Do đó, tư liệu về Đại thi hào Nguyễn Du qua tư liệu mộc bản triều Nguyễn đã được sưu tầm và giới thiệu lần này vô cùng quý giá, giúp du khách và các nhà nghiên cứu có cái nhìn rõ nét và chân thực hơn.

Cùng các em học sinh tham quan trưng bày, cô giáo Dương Thị Hiền Lương – Trường THCS Tiên Yên chia sẻ: “Từ trước tới nay, tôi chủ yếu biết về cuộc đời, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du qua sử sách và những lời giới thiệu của các hướng dẫn viên. Lần này được tìm hiểu những điều đó qua mộc bản, tôi và học sinh hiểu hơn và có thêm nhiều cảm xúc trước công lao, đóng góp to lớn của đại thi hào”.

EA.jpg
Việc trưng bày đang được diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du.

Hiện nay, các phiên bản mộc bản và các bản rập mộc bản trên giấy dó vẫn đang được trưng bày tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đây cũng là hoạt động thiết thực mở đầu cho các chuỗi sự kiện văn hóa hướng tới đại lễ kỷ niệm 260 năm ngày sinh, tưởng niệm 205 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du vào năm 2025.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Thân sinh Đại thi hào Nguyễn Du là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, từng làm quan đến chức Tham Tụng dưới triều Lê, mẹ là bà Trần Thị Tần, quê ở Kinh Bắc - Bắc Ninh. Thời nhà Nguyễn, Nguyễn Du làm quan tri huyện, 2 lần được triều đình cử đi sứ nhà Thanh, Trung Quốc. Ông lâm bệnh và mất ở kinh thành Huế vào ngày 10 tháng 8 âm lịch năm 1820. Nguyễn Du để lại cho hậu thế nhiều di sản văn chương giá trị, chứa chan tình yêu thương đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ, trong đó, nổi bật là kiệt tác Truyện Kiều.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Đọc thêm

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.