Niềm vui ngắn chẳng tày gang...!

(Baohatinh.vn) - Năm 2012, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề cho nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/điôxin tỉnh ra đời đáp ứng lòng mong mỏi của gần 13.000 nạn nhân và biết bao tấm lòng còn trăn trở với nỗi đau da cam trên địa bàn toàn tỉnh. Thế nhưng, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, mái nhà chung cho những nạn nhân CĐDC vẫn chưa phát huy được hiệu quả như tên gọi...

Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề cho nạn nhân da cam

Hơn 200 lượt nạn nhân được chăm sóc

Năm 2012 là một dấu mốc đáng nhớ với những nạn nhân CĐDC khi Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề cho các nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh đi vào hoạt động. Mái nhà chung này đã mở ra niềm hy vọng mới cho gần 13.000 nạn nhân CĐDC/điôxin trên địa bàn toàn tỉnh. Cùng với niềm vui của các nạn nhân, thân nhân, những người luôn trăn trở với nỗi đau da cam dường như cũng đã phần nào vơi đi nỗi niềm trên hành trình tri ân. Thế nhưng, niềm hy vọng vừa lóe lên đã vụt tắt bởi những khó khăn, bế tắc trong vận hành hoạt động.

niem vui ngan chang tay gang

Cảnh hoang vắng, lạnh lẽo ở trung tâm.

Theo báo cáo sơ bộ, sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, trung tâm mới chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy nghề và xông hơi cho hơn 200 lượt người/gần 13.000 nạn nhân. Trong đó có 77 lượt người xông hơi giải độc, số còn lại được nuôi dưỡng trong 7 đợt, mỗi đợt trung bình từ 15-25 người và cũng chỉ kéo dài trong thời gian 2-3 tháng. Cũng qua theo dõi báo cáo cho thấy, thời gian chăm nuôi ngày càng được rút ngắn. Cụ thể, đợt thứ 7, việc chăm nuôi được thực hiện chỉ trong 1 tuần và kết thúc vào ngày 25/12/2015 (tết âm lịch) với số lượng 18 đối tượng.

Ông Lê Quang Nơ - Giám đốc trung tâm chia sẻ: “Kinh phí hoạt động của trung tâm chủ yếu nhờ nguồn tài trợ của những nhà hảo tâm mà Tỉnh hội chia sẻ. Vì thế, khi nào có kinh phí thì việc nuôi dưỡng mới được tiến hành và số tiền đó cũng không nhiều lắm, chỉ khoảng 1,8 triệu đồng/cháu/tháng, bao gồm các khoản ăn uống, điện nước..., trong đó, gia đình ủng hộ 300.000 đồng/tháng. Chúng tôi biết thời gian nuôi dưỡng ngắn cũng chẳng giúp gì nhiều cho bản thân các cháu và gia đình, nhưng với sự cố gắng, trung tâm đã phần nào giúp các cháu tập phục hồi chức năng và hòa nhập cùng bạn bè thông qua việc sinh hoạt tập thể tại đây”.

Ngoài chăm nuôi, giải pháp xông hơi giải độc rất được các nạn nhân ủng hộ nhưng hầu hết vẫn bày tỏ băn khoăn bởi kinh phí cho 1 đợt trong 21 ngày (mỗi ngày 1 buổi) là 6 triệu đồng/người, trong đó, đối tượng nạn nhân được giảm 1/2 kinh phí. Ông Nguyễn Hữu Tài - nạn nhân CĐDC (thôn 3 xã Cẩm Quan, Cẩm Xuyên) cho biết: “Là một trong những đối tượng nhiễm độc nặng, cơ thể tôi bị rất nhiều loại bệnh, sau 2 đợt xông hơi, tôi cảm thấy khỏe hơn. Chỉ có điều, dù đã được giảm một nửa kinh phí nhưng với phần chi trả 3 triệu đồng trong 1 đợt giải độc vẫn còn quá cao so với đời sống của những nạn nhân CĐDC. Đó cũng là lý do sau 4 năm tôi mới tiến hành xông hơi giải độc lần 2 và đó cũng là thực tế khiến số lượng nạn nhân được giải độc còn ít”.

Cơ sở vật chất bị lãng quên

Nỗi băn khoăn càng trĩu nặng khi chúng tôi chứng kiến cơ sở vật chất nơi đây gần như im lìm đóng cửa, các phòng dạy nghề, trang thiết bị máy móc phủ dày bụi bẩn.

niem vui ngan chang tay gang

Máy móc trong phòng đào tạo nghề không dùng đến, bụi bám dày

Được biết, để có 3 dãy nhà cao tầng khang trang với đầy đủ các trang thiết bị như phòng học may, phòng máy vi tính, phòng chức năng, phòng khám với các loại máy móc hiện đại như máy siêu âm 3 màu, phòng khám trợ thính... là nhờ sự chung tay của cả cộng đồng.

Ngoài sự quan tâm kêu gọi của tỉnh, của Hội Nạn nhân CĐDC, những người luôn trăn trở với nỗi đau da cam đã cùng với lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên thời đó vượt hàng ngàn cây số vào TP Hồ Chí Minh, ra Hà Nội để tìm kiếm, kêu gọi nguồn hỗ trợ từ những tấm lòng hảo tâm với mong muốn xây dựng nên một mái nhà chung cho các nạn nhân. Thế nhưng, nguồn vốn gần 12 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất cùng với tâm huyết của biết bao người đang từng ngày bị lãng phí bởi hoạt động của trung tâm không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Theo báo cáo của Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh, năm 2015, trong tổng số gần 5,4 tỷ đồng từ nguồn kêu gọi, trung tâm được hỗ trợ hơn 350 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, hội huy động được hơn 1,6 tỷ đồng thì trung tâm cũng chỉ được hỗ trợ 36 triệu đồng.

Hoạt động nhờ vào sự viện trợ, lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân, Trung tâm Nuôi dưỡng, phục hồi chức năng, dạy nghề cho nạn nhân CĐDC/điôxin tỉnh rơi vào khó khăn, bế tắc.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.