Nơi người sống cùng báo hoa mai

Trong khi nhiều người sợ hãi trước những con báo, tại ngôi làng Bera (Ấn Độ), một cộng đồng đang sống hòa thuận với những con vật này.

Vùng Gorwar trải dọc theo rìa dãy Aravalli (phía tây nam Rajasthan). Ở đó, ngôi làng Bera nổi tiếng nằm cách thánh địa du lịch Udaipur khoảng 3 giờ lái xe. Bera nổi tiếng là nơi người dân sống chung với những con báo hoa mai. Mọi thứ đều yên bình, không chút xung đột.

Kỳ lạ

Số lượng báo hoa mai đang gia tăng ở Ấn Độ những năm gần đây. Báo cáo năm 2018 ước tính có khoảng 12.852 con.

Thực tế, động vật nguy hiểm như báo và con người gần như không thể hòa hợp. Xung đột và xâm lấn là điều khó tránh khỏi. Những con báo gấm duyên dáng bị kẻ săn trộm giết chết để làm những chiếc áo khoác lông lộng lẫy. Các bộ phận khác của chúng cũng được bán giá rất cao ở chợ đen.

Nơi người sống cùng báo hoa mai

Không phải ở đâu, báo hoa mai cũng có thể hòa hợp với con người.

Một số con cũng bị dân làng giết. Đó là cách họ phản kháng khi nhìn những con gia súc mình nuôi bị ăn thịt. Hoặc đơn giản, con người chỉ không muốn loài báo tiến quá gần đến khu vực của mình.

6 tháng đầu năm 2021, 102 con báo hoa mai bị săn trộm, 22 con bị dân làng giết. Từ năm 2012 đến năm 2018, 238 con báo hoa mai đã bị giết, tính riêng ở tiểu bang Rajasthan. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về những vụ báo tấn công người. Mức cảnh báo được đẩy lên cao.

Nhưng, ở khu vực hẻo lánh này của Rajasthan, báo hoa mai đang sống hòa bình bên những người Rabaris - cộng đồng du mục chăn cừu di cư từ Iran đến Ấn Độ khoảng một thiên niên kỷ trước. Thống kê cho thấy khoảng 60 con báo hoa mai cùng linh cẩu, cáo sa mạc, lợn rừng... đang “rình rập” xung quanh vùng đất này.

Ở đây, họ gọi những con báo này với tên Jawai - được đặt theo tên con đập xây dựng trên con sông cùng tên vào năm 1957. Vùng nước nguyên sơ ấy là nguồn cấp nước chính cho các thị trấn, làng mạc xung quanh. Đồng thời, nó cũng là môi trường sống quan trọng của động vật hoang dã.

Bera được gọi vui là vương quốc báo hoa mai nhờ mật độ báo cao nhất thế giới trong bán kính 25 km. Pushpendra Singh Ranawat, nhà bảo tồn, cho biết chưa có vụ săn trộm nào trong ít nhất 5 thập kỷ qua.

“Và quan trọng, những con báo ở đây không coi sự hiện diện của con người như một mối đe dọa tiềm tàng”, ông nói.

Tại Bera, một khung cảnh kỳ lạ giữa người và báo diễn ra mỗi ngày.

Một tiếng chim chói tai vang lên, cắt ngang bầu không khí yên tĩnh. Ranawat dừng lại, lấy ống nhòm và lặng lẽ nhìn về phía tảng đá cách chỗ đứng khoảng 100 m. Một con báo hoa mai trưởng thành từ từ hiện ra qua cái hốc tối tăm, chậm chậm, lén lút đi dọc theo mép vách đá. Nó dừng lại trên một địa hình bằng phẳng, đón ánh nắng sớm ấm áp.

“Đó là Laxmi. Tất cả báo ở đây đều được cộng đồng địa phương gọi bằng tên riêng biệt”, ông chia sẻ.

Nó nhìn về phía đoàn người đi cùng Ranawat rồi ngáp, vươn vai với dáng vẻ kiêu kỳ của loài báo. Sau đó, nó phát ra tiếng gọi và 2 con báo con lẻn ra, nhào tới ôm ấp Laxmi. Gia đình nhỏ dường như không để ý đến sự hiện diện của 3 chiếc xe và khoảng 10 người đang đứng nhìn nó.

Ranawat tiếp tục đưa nhóm phóng viên đến gặp Sakla Ram ở cách Bera 17 km. Anh là một người du mục với đàn dê 52 con. Ram nói mình đã mất khá nhiều con dê vì những vụ tấn công của báo hoa mai.

“Tôi buồn nhiều. Tôi đã chăm sóc từng con trong đàn từ lúc chúng mới sinh. Nhưng những con báo hoa mai cũng có quyền được ăn”, anh nói.

Giọng điệu có phần bình thản của Ram thật sự khiến nhiều người ngạc nhiên.

Lý do

Thực tế, nhà nước Ấn Độ có gói đền bù thiệt hại gia súc bị báo tấn công. Tuy nhiên, thủ tục và giấy tờ lằng nhằng khiến người dân khó chịu.

Người Rabaris thờ thần Shiva trong đạo Hindu. Họ coi việc báo giết gia súc cũng là cách dâng thức ăn lên thần. Tuy nhiên, điều này không phản ánh đúng mọi thứ ở Ấn Độ, nơi thần Shiva cũng được tôn kính nhưng con người vẫn giết hại dã man báo hoa mai.

Phản ứng của Ram là kết quả từ suy nghĩ đã in sâu trong cộng đồng này. Họ coi những con vật như báo hoa mai này là một phần của hệ sinh thái.

“Tôn trọng nhau chính là sự hợp tác”, Ranawat nói khi đi dọc theo sườn núi. Ở đó, có những cái hốc đá yêu thích của báo hoa mai. Những người Rabaris sùng đạo thường nhìn thấy báo hoa mai thơ thẩn ở đây. Họ chưa bao giờ cảm thấy bị đe dọa bởi chúng và ngược lại.

Mối quan hệ cộng sinh kỳ lạ và tín ngưỡng của người Rabaris giúp mối quan hệ được bền chặt.

Đến ngôi đền đá nhỏ trên đỉnh đồi, Ranawat phóng tầm mắt xuống vùng đất nông nghiệp bên dưới, đan xen là khung cảnh cằn cỗi.

Theo ông, vùng đất này không thích hợp làm nông nghiệp. Báo hoa mai khiến những con linh dương, lợn rừng không dám lại gần các cánh đồng. Trên một khía cạnh nào đó, nó giống một mối quan hệ cộng sinh.

Buổi chiều tàn, mặt trời dịu đi và lớp sương mù mỏng lơ lửng phía đường chân trời. Đây là thời điểm những “cư dân” báo ở Bera rời hang kiếm thức ăn. Người Rabari xưa từng truyền nhau một câu nói: “Ngày thuộc về con người và đêm thuộc về báo hoa mai”.

Đó là lý do khu vực Jawai được xây dựng như một khu bảo tồn. Trong bản sửa đổi năm 2003 của Đạo luật Bảo vệ động vật hoang dã Ấn Độ, chính quyền giới hạn mức độ phát triển của địa phương nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học nơi đây. Số lượng và quy mô của khách sạn cũng được hạn chế. Những cuộc đi săn đêm cũng bị cấm. Và cộng đồng địa phương cũng cần khai thác du lịch theo cách bền vững.

“Cảnh chung sống giữa người và báo này chỉ có thể tiếp tục nếu thế hệ tiếp theo của Rabaris duy trì truyền thống chăn gia súc”, Ranawat nói.

Theo Zing

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.