Nông nghiệp

Bài 2: Những cánh đồng “bội thu” từ cuộc cách mạng lớn

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh
Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh
Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh
Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Hiện nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đang triển khai cuộc cách mạng tập trung ruộng đất, phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn. Cách làm “truyền thống”, được phổ cập rộng rãi nhất là phá bờ thửa trên 1 cánh đồng và triển khai cắm mốc, phân chia theo sơ đồ rồi điều hành bằng tổ hợp tác. Ngoài cách “truyền thống” này, một số địa phương (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà - PV) cho doanh nghiệp (HTX) thuê nguyên cả cánh đồng để làm cánh đồng lớn và thu phí. Một số địa phương khác (xã Thuần Thiện, Can Lộc - PV) lại thực hiện chuyển đổi thửa theo hướng người dân tự đổi đất canh tác cho nhau nhằm đảm bảo liền vùng, liền thửa và tạo điều kiện thuận canh, thuận cư cho Nhân dân sản xuất.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Phá bờ thửa nhỏ, Hà Tĩnh đã “khai sinh” nhiều cánh mẫu lớn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Là huyện tiên phong trong việc phá bờ thửa toàn bộ cánh đồng và triển khai cắm mốc, phân chia theo sơ đồ rồi điều hành bằng tổ hợp tác, đến nay, Cẩm Xuyên đã và đang nhận được sự đồng thuận cao của người dân nhờ triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động.

Video: Ông Hoàng Kim Túy – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) nói về triển khai thực hiện phá bờ thửa nhỏ của địa phương trong vụ xuân 2021.

Vừa hoàn thành chuyển đổi cánh đồng Bàu Bây từ 100 thửa ruộng xuống còn 20 thửa với diện tích 15 ha, ông Trần Hữu Thái - Trưởng thôn Yên Thành, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) cho biết: “Lúc đầu triển khai, địa phương vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều hộ dân cho rằng, phá bờ thửa thì sẽ khó chăm sóc hơn, việc bón phân sẽ khó giữ lại ở thửa ruộng của mình… Để vận động bà con, chúng tôi tổ chức đi tham quan, học tập mô hình ở xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên). Về tại địa phương, chi bộ họp ra nghị quyết rồi sau đó họp thôn, tổ liên gia”.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Trên xứ đồng Bàu Bây, người dân thôn Yên Thành, xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) ra quân phá bờ thửa nhỏ để tập trung ruộng đất làm cánh đồng lớn.

Với việc phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, thôn Yên Thành không chỉ giảm số thửa, khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún mà còn tăng thêm diện tích sản xuất và giảm thiểu ngày công chăm sóc, làm cỏ bờ. Sau khi hình thành cánh đồng mẫu lớn, địa phương đưa máy móc vào làm phẳng mặt bằng ruộng, sản xuất đồng nhất một loại giống chất lượng cao ADI 168. Nhìn thấy hiệu quả thực tiễn, từ chỗ chưa đồng thuận, đến nay, người dân thôn Yên Thành đều bày tỏ quyết tâm năm sau sẽ phá bờ thửa ở những xứ đồng còn lại.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Tuấn Thanh: 2020 là năm Hà Tĩnh triển khai mạnh mẽ nhất “cuộc cách mạng” phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. Toàn tỉnh triển khai với tổng diện tích 2.262 ha ở 4 huyện: Cẩm Xuyên (752 ha), Thạch Hà (350 ha), Kỳ Anh (230 ha), Can Lộc (930 ha). Các địa phương đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, Nhân dân, đồng thời tổ chức ra quân rầm rộ, tạo khí thế sôi nổi trên đồng ruộng.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Vụ hè thu 2020, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn (HTX Bắc Sơn - xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) thuê 27,9 ha đất sản xuất xây dựng cánh đồng mẫu lớn.

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên có 1 HTX thuê được đất của các hộ dân theo hướng “dồn điền đổi chủ” (1 trong 3 phương án của tích tụ ruộng đất - PV) để làm cánh đồng mẫu lớn. Tại xứ đồng Thiên Đình (xã Lưu Vĩnh Sơn), HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn đã thuê 27,9 ha đất của 154 hộ dân tại 2 thôn Đông Tiến và Lộc Ân trong 5 năm để xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Anh Trần Hậu Nhân - Giám đốc HTX cho biết: “Vụ hè thu năm 2020 là vụ thu hoạch đầu tiên trên cánh đồng mẫu do HTX thuê đất. Với giống nếp chất lượng cao N98, năng suất đạt 6 tấn/ha. So sánh với thời kỳ trước khi HTX chưa thuê đất thì năng suất cao hơn 1 tấn/ha. Ngoài ra, sau khi phá bỏ bờ thửa, thuận lợi đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng nên chi phí sản xuất giảm 1 triệu đồng/ha. Tính chung cả cánh đồng mẫu 27,9 ha, HTX tăng hiệu quả sản xuất lên khoảng 180 triệu đồng so với khi người dân còn đứng ra sản xuất”.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Phá bờ thửa nhỏ, Hà Tĩnh đã “khai sinh” nhiều cánh đồng mẫu lớn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Sau khi triển khai, các địa phương áp dụng “4 cùng” trên cánh đồng mẫu lớn, bao gồm: cùng thời vụ, cùng loại giống, cùng quy trình sản xuất, chăm bón và cùng thời điểm thu hoạch; bởi vậy mà năng suất tăng lên từ 15 - 25%. Đây còn là điều kiện thuận lợi để ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, thành lập các tổ hợp tác, HTX sản xuất quy mô lớn để thực hiện liên kết với doanh nghiệp.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Xã Thuần Thiện (Can Lộc) thực hiện chuyển đổi thửa theo hướng cho người dân tự đổi đất canh tác cho nhau nhằm đảm bảo liền vùng, liền thửa.

Theo ông Đặng Quốc Vân (thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành), từ chỗ có 14 mảnh ruộng, sau khi phá bờ thửa nhỏ, gia đình chỉ còn lại 4 thửa. “Việc phá bờ thửa đã làm tăng thêm diện tích sản xuất khoảng 150 m2 (bình quân 15 m2/sào). Đặc biệt là thuận lợi trong việc thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, giảm được 30% chi phí xăng dầu, thời gian so với trước đây. Phá bờ thửa nhỏ là sẽ không còn nơi ẩn nấp, lưu trú cho các đối tượng gây hại như chuột, sâu bệnh. Tính chung, hiệu quả kinh tế tăng 250.000 đồng/sào so với khi sản xuất ở nhiều thửa” - ông Vân cho hay.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Việc phá bờ thửa nhỏ thành ô thửa lớn tạo thuận lợi trong việc thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch, điều tiết thủy lợi…

Tại xã Cẩm Thành, sau khi phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, địa phương đưa vào sản xuất những bộ giống chất lượng cao và áp dụng “4 cùng” trên một cánh đồng. Địa phương cũng thành lập HTX Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ thương mại Cẩm Thành để xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh sản xuất gạo hữu cơ xuất khẩu.

Không chỉ xã Cẩm Thành, sau khi phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, một số địa phương đã kêu gọi được doanh nghiệp vào liên kết thu mua, tiêu thụ nông sản cho người dân một cách bền vững, hiệu quả. 2 năm trở lại đây, Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh thu mua lúa chất lượng cao trên địa bàn toàn tỉnh với giá thành cao hơn so với thị trường từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tấn lúa tươi. Điều này khiến nông dân hết sức phấn khởi bởi sau khi làm cánh đồng mẫu lớn, năng suất và giá trị tăng vượt trội.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Giám đốc công ty cho biết: “Những cánh đồng mẫu lớn là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp chúng tôi liên kết sản xuất và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có thể xuất khẩu. Thời gian qua, ngoài việc thu mua gạo chất lượng cao, công ty cũng tham gia liên kết sản xuất mô hình 100 ha lúa hữu cơ của Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh. Sắp tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng mô hình liên kết với bà con nông dân ở một số huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà”.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cùng lãnh đạo các đơn vị ,doanh nghiệp, địa phương, cơ quan chuyên môn khảo sát thực tế đồng ruộng.

Mới đây, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với huyện Thạch Hà tổ chức hội thảo đánh giá kết quả bước đầu thực hiện phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn kết hợp cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa trên địa bàn toàn tỉnh. Tại hội thảo, ngành chuyên môn đánh giá, sau khi triển khai phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 - 2 triệu đồng/ha.

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khẳng định: “Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn làm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích sản xuất, tăng diện tích canh tác. Trên các cánh đồng lớn, việc cơ giới hóa, điều tiết thủy lợi, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh cũng thuận lợi hơn. Cánh đồng lớn “một giống, một thời vụ, một quy trình canh tác” cũng tạo sản phẩm hàng hóa đồng nhất, số lượng đủ lớn phục vụ cho doanh nghiệp liên kết, từ đó giúp địa phương thuận lợi hơn trong thu hút doanh nghiệp vào đầu tư liên kết sản xuất”.

thiết kế: huy tùng

Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh
Phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn - cuộc cách mạng trong nông nghiệp Hà Tĩnh
(Còn nữa)

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.