Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019 diễn ra vào sáng 3/4.

Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

Năm 2018, lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã xử lý 261 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó, khởi tố hình sự 2 vụ, tịch thu 396,59m3 gỗ các loại; 162,3 kg động vật, 33 phương tiện, tang vật; tổng thu nộp ngân sách Nhà nước gần 2,14 tỷ đồng.

Về cháy rừng, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ trên địa bàn 5 huyện, với diện tích có rừng bị cháy là 49,2 ha, diện tích rừng bị thiệt hại 19,6 ha (tăng 8 vụ/18,6 ha so với năm 2017).

Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng
Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

Ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài KTTV tỉnh: Năm nay, dự báo tình hình nắng nóng sẽ gay gắt với nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,5 độ C đến 2 độ C, báo động nguy cơ cháy rừng ở mức cao.

Năm 2019, dự báo thời tiết sẽ nắng nóng, hạn hán đến sớm, kéo dài trên diện rộng. Nhằm bảo vệ rừng, chủ động với PCCC rừng, Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch BVR- PCCC với 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và hệ thống tổ chức thực hiện từ tỉnh đến cơ sở.

Trong đó, chú trọng vào nhiệm vụ trọng tâm như: Trực phát hiện sớm cháy rừng, đối với những nơi cao điểm cháy rừng phải được bố trí lực lượng thường xuyên, giám sát chặt chẽ việc ra - vào rừng, dừng xử lý thực bì và hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến đảm bảo an toàn PCCC rừng.

Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC-CHCN Công an tỉnh Võ Đăng Khoa: Ngoài tăng cường lực lượng xuống các huyện, trong các chương trình huấn luyện, đơn vị luôn coi nội dung PCCC rừng là trọng tâm, nhằm nâng cao nhận thức cho CBCS trách nhiệm trong việc phối hợp cùng các lực lượng nhằm BVR bền vững

Phát huy trách nhiệm của chủ rừng, chỉ huy chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả, phát huy “4 tại chỗ”….

Cùng với đó, tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật. Mục tiêu nhằm bảo vệ tốt 217.700 ha rừng tự nhiên hiện có; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, phấn đấu duy trì ổn định độ che phủ rừng năm 2019 ở mức 52,22%.

Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

Kiểm soát lửa, công tác đốt thực bì trong mùa nắng nóng phải được quản lý chặt chẽ

Chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ và PCCC rừng trong năm 2018. Rừng được quản lý tốt, độ che phủ cao hơn và chất lượng rừng ngày càng tốt hơn. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng đến sớm, kéo dài của năm 2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền các cấp, ngành chuyên môn tăng cường trách nhiệm, kỷ cương. Trong đó, chú trọng phân công cụ thể từng công việc, trách nhiệm đến từng đối tượng chủ rừng theo đúng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Không để thiếu nhân lực và “trống” địa bàn trong bảo vệ, phòng cháy rừng

Phó chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc

Tăng cường năng lực các chủ rừng, nhất là những “điểm nóng” PCCC và vi phạm về bảo vệ rừng. Chuẩn bị tốt các điều kiện về lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời các tình huống ứng cứu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Chi cục Kiểm lâm rà soát, kiểm tra tại các địa phương, không để thiếu nhân lực và trống địa bàn trong bảo vệ và PCCC rừng. Ưu tiên “4 tại chỗ”, theo đó các cấp chủ động kinh phí cho công tác BVR - PCCC. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể tham mưu đề xuất lên UBND tỉnh. Gắn với đó, các ngành, địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, cộng đồng xã hội chung tay trách nhiệm công tác, bảo vệ rừng.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast