(Baohatinh.vn) - Hiện Hà Tĩnh đã có 46 ha lúa xuân đã bị bệnh đạo ôn trên lá. Diện tích này đã tăng gấp 2 lần so với cách đây đúng 1 tuần lễ...

Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần

Hiện Hà Tĩnh đã có 46 ha lúa xuân đã bị bệnh đạo ôn trên lá. Diện tích này đã tăng gấp 2 lần so với cách đây đúng 1 tuần lễ...

Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần

Canh tác mật độ dày là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đạo ôn phát sinh nhanh

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV Hà Tĩnh, mặc dù số diện tích nhiễm bệnh chưa phải là lớn, song mức độ tăng của bệnh chính là dấu hiệu của giai đoạn đạo ôn phát sinh mạnh nhất trên lá kể từ nay trở đi. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, sương mù kết hợp với cây lúa thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá là yếu tố thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh và có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Bệnh đạo ôn đang gây hại chủ yếu ở các nhóm giống P6, Xi23, TBR225, VTNA2, VTNA6. Với mật độ trung bình 2-3%, nơi cao 10-15% và cục bộ có nơi 30% tại một số xã của Đức Thọ như: Trung Lễ, Đức Lâm. So với cách đây một tuần lễ, cùng với diện tích nhiễm thì mật độ cũng đã tăng lên gấp 2 lần. Diện tích nhiễm bệnh nhiều nhất xảy ra ở Đức Thọ (40 ha); Cẩm Xuyên (3 ha); Nghi Xuân (1,5 ha) và TX Hồng Lĩnh (0,5 ha).

Khuyến cáo của ngành chuyên môn: Bà con cần thường xuyên thăm đồng, thực hiện tốt công tác điều tra, phát hiện bệnh đạo ôn. Khi phát hiện bệnh, cần ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá có chứa đạm, duy trì mực nước mặt ruộng 3-5 cm, tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh, phát huy hiệu lực của thuốc trừ bệnh.

Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần

Bà con cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá để phòng trừ hiệu quả

Đồng thời, tuân thủ kỹ thuật về phun thuốc trừ sâu, phun thuốc khi trời tạnh ráo, phun ướt đều bộ lá. Sau khi phun thuốc 5-7 ngày, điều tra nếu thấy vết bệnh cấp tính thì tiến hành xử lý thuốc lần 2. Những diện tích bị nhiễm bệnh nặng đã có biểu hiện lụi, cần tiến hành cắt bỏ lá bị bệnh vùi sâu vào trong đất hoặc phơi khô đem đốt để hạn chế nguồn bệnh trên đồng ruộng, sau đó mới tiến hành phun thuốc.

Đồng thời, Sở NN&PTNT cũng đang tập trung cao công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; phối hợp với các công ty cung ứng tổ chức cung ứng kịp thời các loại thuốc đặc hiệu phục vụ phòng trừ bệnh đạo ôn.

Tin liên quan:
  • Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần
    UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tăng cường sản xuất vụ xuân “nghiêng ấm”

    Trong tháng 2 này, tại khu vực Bắc Trung Bộ, hiện tượng rét đậm, rét hại xuất hiện ít hơn so với trung bình nhiều năm là điều kiện thuận lợi để sản xuất cây trồng cạn và sinh trưởng lúa xuân ở Hà Tĩnh. Song, nếu tình hình khô hạn kéo dài, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến quá trình ra hoa đậu quà trên cam, bưởi, hạn hán cục bộ trên lúa...

  • Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần
    Bệnh đạo ôn phát sinh trên lúa xuân, Hà Tĩnh khẩn trương thực hiện biện pháp phòng trừ

    Dự báo thới gian tới, thời tiết tiết Lập Xuân - Vũ Thủy với hình thái ấm, sương mù kết hợp với cây lúa thời kỳ đẻ nhánh rộ, phát triển mạnh thân lá, đồng thời được bổ sung nguồn đạm từ bón thúc đẻ nhánh là yếu tố thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại trên đồng ruộng Hà Tĩnh.

  • Một tuần, diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng gấp hai lần
    Xuất hiện bệnh đạo ôn trên mạ IR 1820 và nhóm X

    Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, bệnh đạo ôn đã phát sinh gây hại trên giống IR1820, XT28, Xi23, NX30 với tỷ lệ bệnh trung bình 3 - 5%, nơi cao 7- 10%, cục bộ 20 - 30% tại một số địa phương trong tỉnh.

Tuệ Anh


Tuệ Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Hãy chia sẻ với bạn bè!
Tắt [X]