Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản
Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Xét trên bình diện chung, chiến lược cho phát triển cây chè Kỳ Anh vẫn chưa được vạch ra một cách tổng thể; phần lớn người trồng chè đang khá bị động trong chống chọi với thiên tai, nắng hạn và chưa thực sự đầu tư thâm canh.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản
Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Sở hữu diện tích gần 6 ha đất vườn đồi, hơn 10 năm cần mẫn mở mang sản xuất với nhiều loại cây, ông Trần Đình Lê (thôn Tiến Quang, xã Kỳ Thượng) cho rằng, 5 sào chè trồng từ năm 2010 đến nay cho thu nhập khá và ổn định nhất. Điều làm ông Lê lo lắng nhất là những năm gần đây khí hậu biến đổi rõ rệt, mùa nắng hạn khắc nghiệt hơn, khiến người trồng vất vả, xoay xở nhiều mà vẫn không chủ động được nguồn nước tưới. “Mấy năm gần đây, cứ mùa nắng là khe suối lại khô cạn, tôi cùng với 3 hộ đắp đập Khe Ná để giữ nước và đầu tư hệ thống ống dẫn, máy bơm để tưới cho chè nhưng nước cũng thường chỉ đủ dùng trong 1 tháng, còn lại đành chờ trời. Năm hạn nặng có nhiều diện tích chết trắng phải trồng dặm lại; một số không bị chết nhưng cũng bị yếu sức, không thể thu hái trong nhiều tháng trời”.

Người dân nói về những khó khăn trong chống hạn cho cây chè

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Ông Trần Đình Lê (thôn Tiến Quang, xã Kỳ Thượng): Cứ mỗi năm hạn nặng là nhiều diện tích chè chết trắng phải trồng dặm lại.

Tại xã Kỳ Tây, cây chè được tập trung đầu tư phát triển trong 3 năm gần đây gặp thời tiết nắng nóng cực đoan, nhiều diện tích trồng mới đã bị xóa sổ. Dẫn chúng tôi lên thăm 9 sào chè bị chết cháy từ mùa hè năm trước, chị Hồ Thị Vân (thôn Trung Xuân) xót xa: “Năm 2019, gia đình tôi dốc vốn đầu tư trồng chè, nhưng không ngờ hạn hán đột ngột trở tay không kịp. Khi chạy đôn chạy đáo đầu tư kéo được nước từ con suối gần đó lên tưới thì đã muộn”.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Ở vựa chè Kỳ Trung, trong đợt nắng hạn khốc liệt năm 2020, nhìn những đồi chè cháy khô, người dân vội vã gọi thợ khoan giếng; xã hỗ trợ khẩn cấp 1 ha lắp hệ thống tưới 3 triệu đồng, nhờ đó đã cứu được hàng chục ha chè. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn gần 50% diện tích chưa có hệ thống tưới, trong đó có hàng chục ha nằm ở những vùng đất khô hạn, thường xuyên bị sụt giảm năng suất do nắng nóng.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Trong 2 năm 2019 - 2020 các xã vùng thượng Kỳ Anh có 45 ha chè bị chết trắng.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Theo thống kê của Xí nghiệp Chè 12/9 - đơn vị đang liên kết sản xuất với người dân 4 xã: Kỳ Trung, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Sơn, đến nay mới chỉ có khoảng 30% diện tích trồng chè đầu tư hệ thống tưới. 70% diện tích còn lại chưa được đầu tư, trong 2 năm (2019, 2020), nắng hạn gay gắt đã ảnh hưởng tới hàng trăm ha chè khiến năng suất sụt giảm, trong đó có khoảng 45 ha trồng mới đã bị chết cháy. Năm 2021, các đợt nắng hạn giảm hơn nên đến nay chè chưa bị chết cháy nhưng năng suất cũng giảm đáng kể đối với những diện tích không chủ động nước tưới. “Mặc dù diện tích chè ở vùng thượng cho thu hoạch trong 2 năm (2019, 2020) gần đây tăng lên trên 40 ha, nhưng năng suất bình quân lại giảm từ 18 tấn/ha xuống còn 16 tấn/ha/năm” - Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9 Nguyễn Văn Kiên cho biết.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Hạn hán là nguyên nhân chính khiến kế hoạch phát triển cây chè đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và các xã vùng thượng Kỳ Anh nhiệm kỳ 2021-2026 chững lại. Năm 2020, xã Kỳ Thượng đặt mục tiêu trồng 10-15 ha, thì chỉ đạt 3 ha; Kỳ Sơn đạt 2/15 ha; Kỳ Tây đạt 7/15 ha theo kế hoạch... Toàn huyện chỉ trồng mới được 26/50 ha kế hoạch năm 2020.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Bên cạnh khó khăn lớn nhất là nguồn nước tưới, thì một yếu tố quan trọng làm hạn chế sản lượng chè ở các xã vùng thượng Kỳ Anh, đó là phần lớn diện tích ở đây vẫn chưa được đầu tư thâm canh bài bản. Mặc dù đã thực hiện quy trình sản xuất VietGap, tuy nhiên, nhiều hộ chưa thực sự đầu tư đầy đủ về kỹ thuật, vật tư, phân bón nên năng suất hạn chế. Theo Giám đốc Xí nghiệp Chè 12/9 Nguyễn Văn Kiên, với 1 ha chè được đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất có thể đạt trên 20 tấn/năm, cao hơn 4 tấn so với diện tích chưa được đầu tư đầy đủ theo các yêu cầu kỹ thuật. Hiện nay, số hộ đạt năng suất khoảng 20 tấn/ha/năm ở các xã vùng thượng chỉ chiếm khoảng 30%.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản
Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Người dân sử dụng lá cọ, rơm che nắng cho chè

Qua tìm hiểu được biết, phần lớn người dân các xã vùng thượng Kỳ Anh có điều kiện kinh tế khó khăn, trong khi chi phí đầu tư thâm canh cây chè là không hề nhỏ; đặc biệt những hộ mới tham gia trồng lại càng khó khăn hơn. Ngoài ra không thể không kể đến một số hộ có tâm lý chờ đợi chính sách hỗ trợ, ngại bỏ ra số tiền lớn.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Cây chè nguyên liệu đã được tỉnh và huyện Kỳ Anh xác định là cây trồng chủ lực, theo đó, nhiều năm qua, các cấp chính quyền đã đầu tư hỗ trợ cho việc khai hoang trồng mới và cây giống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều diện tích chè được hỗ trợ hàng chục triệu đồng/ha để trồng mới nhưng đã mất trắng do hạn hán. Vì vậy, nếu trong chính sách hỗ trợ không tính đến chính sách đầu tư hệ thống tưới thì khi hạn hán kéo dài, không chỉ người trồng bị thiệt hại mà cả số tiền ngân sách của Nhà nước đầu tư cho mô hình cũng không hiệu quả.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Người trồng chè đầu tư khoan giếng, lắp đặt hệ thống tưới.... để chống hạn (Ảnh: Tư liệu)

Qua khảo sát tình hình hạn hán trên cây chè trong những năm gần đây, năm 2021, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh đã đề xuất bổ sung hỗ trợ lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho cây chè vào cùng hạng mục với hỗ trợ tưới cho cây cam, bưởi với mức hỗ trợ 50% tổng kinh phí. Theo đó, nội dung này sẽ được UBND tỉnh xem xét trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp mới thay thế các chính sách trong Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND, ngày 13/12/2018 đang được kéo dài thời hạn thực hiện đến cuối năm nay.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Những năm gần đây, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho cây chè

Theo ông Trần Bá Toàn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, sau khi nhận định khó khăn, huyện đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách phù hợp để đưa cây chè phát triển bền vững. Dự kiến cuối năm nay, ngành chuyên môn sẽ tham mưu UBND huyện bổ sung hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới cho cây chè trong chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp. Theo đó, ngân sách của huyện sẽ hỗ trợ tiền khoan giếng cho các vườn chè cá nhân với mức không quá 50% tổng số tiền đầu tư, đồng thời đầu tư tu sửa, nạo vét các công trình chứa nước lớn như hồ, đập ở các vùng trồng chè.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Đồi chè ở xã Kỳ Trung

Đối với các xã vùng chè, từ chỗ chỉ chú ý đến việc phát triển về diện tích, sau tác động của hạn hán, những năm gần đây cũng đã tính đến vấn đề thủy lợi trong phát triển chè. “Xã đang tổ chức khảo sát và quy hoạch các vùng trồng chè mới ven các hồ đập, hoặc vùng có mạch nước ngầm dồi dào, có thể khoan giếng để chủ động nguồn nước tưới. Địa phương cũng đã đề xuất với ngành điện lắp đặt hệ thống đồng hồ điện riêng cho các hộ trồng chè để tính mức giá điện sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư cho người dân” - ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung cho biết.

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Kỳ Anh quy hoạch vùng trồng chè mới ven các hồ đập, hoặc vùng có mạch nước ngầm dồi dào, có thể khoan giếng để chủ động nguồn nước tưới.

Bên cạnh sự đồng hành của các cấp, ngành, người trồng chè cần phát huy nội lực để chủ động đầu tư hệ thống tưới và thâm canh trong quá trình sản xuất, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Trên thực tế, một số hộ đã thành công khi mạnh dạn đầu tư dài hơi đối với cây chè nguyên liệu. Như ở xã Kỳ Tây, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (thôn Đông Xuân) trồng 1,5 mẫu từ năm 2019-2020 hạn hán nặng nề, vườn chè đứng trước nguy cơ chết cháy. Nhờ có trưởng thôn động viên, hướng dẫn, bà đã lắp đặt hệ thống tưới hoàn chỉnh, kịp thời cứu đồi chè tránh khỏi nắng hạn, đồng thời chủ động đầu tư thâm canh. Nhờ đó, năm nay, mới chỉ sang năm thứ 2 nhưng vườn chè đã cho thu hoạch, gia đình đã hái được 6 đợt với sản lượng gần 2 tấn chè thương phẩm. Những mô hình như thế này cần được các địa phương tuyên truyền sâu rộng để số đông bà con thay đổi nhận thức, chủ động hơn nữa trong đầu tư sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thanh ở xã Kỳ Tây chia sẻ về nỗ lực của gia đình trong đầu tư chống hạn

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Nhờ lắp đặt hệ thống tưới hoàn chỉnh, nên đã kịp thời cứu đồi chè tránh khỏi nắng hạn. Mới chỉ sang năm thứ 2 nhưng vườn chè của bà Nguyễn Thị Thanh, (thôn Đông Xuân, xã Kỳ Tây) đã cho thu hoạch được 10 đợt với sản lượng gần 3 tấn chè búp tươi.

Phát triển cây chè bền vững vẫn còn đặt ra yêu cầu về tiếp tục đầu tư thâm canh và sản xuất theo tiêu chuẩn RA (Rainforest Alliance - một tổ chức phi chính phủ Mỹ) thuộc mạng lưới nông nghiệp bền vững quốc tế (SAN), đồng thời từng bước đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Theo Phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh, năm 2021, huyện đang đầu tư xây dựng sản phẩm chè Hoành Sơn do Xí nghiệp Chè 12/9 thực hiện đạt chuẩn OCOP 3 sao. Theo đó, bước đầu xây dựng vùng chè 5 ha ở thôn Trung Sơn (xã Kỳ Trung), áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn RA nhằm xây dựng sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh ở thị trường nội địa để mở rộng hơn nữa đầu ra cho cây chè.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Bá Toàn trao đổi về giải pháp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thu nhập của cây chè

Phát triển xứng tầm cây chè nguyên liệu trên vùng thượng Kỳ Anh (bài 2): Cần chiến lược đầu tư bài bản

Xí nghiệp Chè 12/9, lãnh đạo các địa phương luôn sát sao chỉ đạo, hướng dẫn người dân trong quá trình trồng và chăm sóc chè.

Trên chặng đường phát triển bền vững cho cây chè ở vùng thượng Kỳ Anh, người dân rất cần được định hướng, tiếp sức bằng một chiến lược đầu tư bài bản và hệ thống chính sách đồng bộ để thực sự xác định con đường làm giàu trên những đồi chè của quê hương.

thiết kế: Thành Nam

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast