Emagazine

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Ủ cá tươi hoặc đậu tương để làm phân bón cho cây bưởi, gác cuốc rồi giao việc cày xới cho… giun đất. Những cách làm “khác người” này của lão nông Phan Văn Tùng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngoài khao khát nâng cao chất lượng đệ nhất danh quả - bưởi Phúc Trạch.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá
Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Ngàn đời nay, sông Ngàn Sâu từ đại ngàn Hương Khê vẫn cần mẫn chuyên chở phù sa về bồi lắng, tạo nên một miền hoa trái tốt tươi, trong đó có đặc sản bưởi Phúc Trạch nức tiếng gần xa. Thế nhưng, tình trạng cực đoan của biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của các loại sâu, bệnh khiến người dân phải sử dụng lượng lớn phân bón vô cơ và thuốc hóa học để đảm bảo năng suất. Việc sử dụng không đúng kỹ thuật, thậm chí lạm dụng quá mức đã dẫn đến chất lượng nông sản bị ảnh hưởng.

Để “hồi sinh” thương hiệu đặc sản, nhiều nông dân đã nghĩ đến phương pháp canh tác hữu cơ và cao hơn là làm nông nghiệp “thuận thiên” - nghĩa là ứng dụng khoa học để trồng cây thuận theo quy luật tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Những vùng hoa trái tốt tươi bên bờ Ngàn Sâu.

Ông Phan Văn Tùng (SN 1948) là nông dân thôn 4, xã Hương Thủy. Như bao người nông dân miền núi Hương Khê, ông Tùng gắn bó gần cả đời người với cây lúa, cây khoai. Đến khi 65 tuổi (năm 2014), ông gác tất cả việc đồng áng để về chăm vườn, trồng bưởi Phúc Trạch. Khu vườn rộng hơn 1 ha nhanh chóng được phủ kín bằng 200 gốc bưởi thay thế cho những cây tạp, cỏ dại trước đó.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Vườn bưởi “thuận thiên” của ông Tùng.

Bắt đầu trồng bưởi khi tuổi đã cao, sức khỏe giảm, ông Tùng sợ nhất là việc phun thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại. Từ đó, ông luôn đau đáu nghĩ đến việc tìm phương pháp canh tác khác với truyền thống lâu nay.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Vườn bưởi của ông Tùng luôn giữ lại cỏ dại, gia đình chỉ cắt một phần khi quá tốt.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Cùng với cỏ dại, ông trồng thêm rau hoặc cây thuộc họ ngắn ngày.

Ông Tùng kể: Thời điểm đó, bưởi Phúc Trạch sau thời gian dài mất mùa khiến người dân chán nản, khi tiếp cận khoa học để khôi phục năng suất thì chất lượng quả lại không đồng đều. Mỗi người dân chúng tôi đều cảm thấy cây bưởi của địa phương không còn ngon như trước. Tôi đã dành nhiều thời gian hơn để đọc sách và nghiên cứu tài liệu sản xuất nông nghiệp. Quan điểm của tôi là phải trồng được cây bưởi ngon và an toàn nên đã đăng ký tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi ở địa phương. Thậm chí những lớp không mời, tôi cũng chủ động xin vào học hoặc tự vào lớp để “nghe lén”.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Để tạo đa dạng sinh học, ông nuôi thêm ong, gà và trồng thêm mía, chuối...

Sau quá trình dài học hỏi và tìm hiểu, ông Tùng tự đúc kết cho bản thân những phương pháp chăm bón riêng. Trong đó, nguyên tắc chung là không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ dùng phân hữu cơ, thuốc vi sinh. Tuy nhiên, kiến thức về nông nghiệp hữu cơ tưởng đơn giản nhưng thực chất khá phức tạp do ông chưa có những tư liệu cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn. Bên cạnh đó, sản phẩm vi sinh, hữu cơ đầy rẫy trên thị trường cũng khiến người nông dân như lạc vào... ma trận.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Những loại cây này không chỉ đơn thuần hỗ trợ cho sự phát triển của cây bưởi mà còn giúp gia đình có thêm thực phẩm, gia tăng thu nhập.

Tình cờ, ông Tùng được gặp cán bộ kỹ thuật Công ty Công nghệ sinh học WAO (TP Hà Tĩnh) và đồng ý tham gia chương trình Wao đồng hành của doanh nghiệp. Đây là dự án hỗ trợ nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp thuận tự nhiên.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Ông Tùng có thêm những người bạn đồng hành tin cậy là cán bộ kỹ thuật của Công ty Công nghệ sinh học WAO.

“Tôi có thêm những người bạn đồng hành là doanh nghiệp và tổ chức hội nông dân các cấp. Họ chuyển giao tất cả quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây bưởi cho chúng tôi. Những kiến thức đó giúp tôi cảm thấy mình làm nông nghiệp chuyên nghiệp hơn. Năm 2018, khi vườn bưởi bắt đầu ra quả bói, tôi tự tin mình đủ kiến thức để hoàn toàn chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ".

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Quyết định trồng bưởi theo hướng hữu cơ của ông Tùng nhận được sử ủng hộ tuyệt đối của gia đình.

Kể từ thời điểm đó, gần như tôi treo cuốc rồi “phó mặc” cho con giun làm đất tơi xốp hơn. Tôi cũng không còn mua phân bón vô cơ hay thuốc bảo vệ thực vật. Quá trình này khá gian nan khi chi phí hằng năm cao hơn trước đó khoảng 20%, còn công sức bỏ ra thì lớn hơn rất nhiều lần. Ví dụ như việc bón phân vô cơ thì chỉ cần bón vài nắm trong tay, còn phân hữu cơ thì phải qua quá trình ủ rồi vận chuyển đến các vùng sản xuất nên khá vất vả vì cần phải bón với khối lượng lớn” - ông Tùng phân tích.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Làm nông nghiệp hữu cơ tốn nhiều công sức hơn cách làm truyền thống.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Để giảm công sức vận chuyển khi bón, ông Tùng ủ phân hữu cơ ở nhiều vị trí trong vườn.

“Làm nông nghiệp thuận thiên là phải sản xuất đa canh, tạo đa dạng sinh học để hạn chế sâu bệnh. Khác với trước là vườn cây luôn phải cuốc cỏ nhẵn bóng thì ông nuôi cỏ dại và trồng một số cây rau màu dưới tán bưởi. Mục đích không chỉ tạo ra sự đa dạng cây trồng mà còn để giữ ẩm tốt hơn và chống xói mòn. Ngoài ra, tôi còn trồng xen cây mía, trồng chuối, nuôi gà, nuôi ong… để tạo đa dạng sinh học và cải thiện thu nhập”, ông Tùng không ngại chia sẻ “bí kíp”.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Kiến trở thành “bạn” khi giúp ông Tùng diệt sâu bọ.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Ông Tùng cũng sử dụng thêm bã sinh học để bẫy sâu.

“Để phòng trừ sâu hại, bên cạnh sử dụng các chế phẩm sinh học, chúng tôi nuôi kiến để tạo thiên địch (vì kiến ăn sâu) hoặc dùng bã sinh học để bẫy. Đặc biệt, để thay thế phân bón vô cơ, tôi mua cá (phế phẩm từ cá) hoặc đậu tương rồi ủ cùng với men vi sinh để bón bổ sung cho cây bưởi.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Ông Tùng ủ cá cùng men vi sinh để tạo ra đạm hữu cơ dùng bón bổ sung cho cây bưởi.

Ngoài việc mua phân từ bên ngoài, tôi còn tận dụng cỏ trong vườn nuôi thêm 7 con bò và 20 con dê để chủ động nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ. Chất thải từ chăn nuôi bò, gà là thức ăn của cây bưởi và cỏ. Ngược lại, cỏ là thức ăn cho bò và gà. Đó là nông nghiệp thuận thiên, nông nghiệp tuần hoàn. Tính ra, trồng bưởi hữu cơ không tốn chi phí, thậm chí còn có thêm thu nhập từ các cây, con khác. Thú vị là vậy” - ông Tùng phấn khởi nói.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Gia đình ông nuôi thêm bò và dê để tận dụng phân bón.

Ông Đoàn Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Công nghệ sinh học WAO cho biết, đơn vị hiện có khoảng 6.000 khách hàng, đối tác, trong đó chỉ có 0,1% số khách hàng đạt tiêu chuẩn Wao đồng hành. Tại Hà Tĩnh, ông Tùng là hộ duy nhất có sản phẩm chất lượng đạt các tiêu chí nông nghiệp hữu cơ do doanh nghiệp xây dựng - dựa trên các tài liệu nông nghiệp hữu cơ trong nước và trên thế giới. Từ năm 2021, chúng tôi đã cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nhà vườn ông Tùng với mức giá cao hơn mặt bằng thị trường. Đích phấn đấu của chúng tôi là cùng với ông Tùng tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn Organic (sẽ tiến hành giám định chất lượng sản phẩm qua các đơn vị đủ chức năng) và hướng tới xuất khẩu.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Vườn bưởi hơn 10.000 quả của ông Tùng được doanh nghiệp cam kết bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường.

Khi cây bưởi được chăm sóc bằng phương pháp hữu cơ, sản lượng cũng sẽ tăng theo thời gian. Đơn cử như năm 2020, trong thời gian đầu chuyển đổi, năng suất vườn bưởi của gia đình ông Tùng đạt khoảng 5.000 quả/mùa; năm 2021, số quả trong vườn tăng lên 7.000 quả/mùa.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Sản phẩm bưởi thuận thiên trước ngày thu hoạch.

Mùa bưởi năm nay, vườn đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay với khoảng 10.000 quả. Những ngày tới, gia đình ông Tùng sẽ bận rộn hơn rất nhiều khi bưởi đến mùa thu hoạch. Nhưng những ngày tất bật đó sẽ hứa hẹn đầy ắp niềm vui khi tất cả sản phẩm đã được cam kết thu mua, dự kiến mang về thu nhập cho gia đình trên 300 triệu đồng.

Chuyện lão nông trồng bưởi thuận thiên, cho cây “ăn” cá

Không chỉ phấn khởi về khoản thu nhập cao mà ông Tùng còn hạnh phúc hơn khi đã mang đến cho người tiêu dùng thứ đặc sản của quê hương - là những quả bưởi Phúc Trạch mang giá trị tuyệt đối.

Trình bày: Thanh Hà

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.