Núi Hồng - Sông La

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Sống lênh đênh, thu nhập bấp bênh và không ít hiểm nguy rình rập, những ngư dân xóm vạn chài Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) mong mỏi có được “mảnh đất cắm dùi” để an cư lạc nghiệp, con cái có điều kiện học hành đến nơi đến chốn ...

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ
Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Giữa nắng gắt đầu thu, chúng tôi ghé thăm xóm vạn chài Tiền Phong, xã Quang Vĩnh (Đức Thọ). Đang giờ nước “rặc” nên cả xóm chài với gần 100 con thuyền nằm phơi mình trên cạn. Mùi bùn khô cộng với gió Lào quất ràn rạt lên những mai thuyền bằng tôn khiến khung cảnh càng thêm ngột ngạt. Nơi trú ngụ của xóm vại chài Tiền Phong là ở hói Eo Bù - một cửa ngõ ra sông Lam.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Hói Eo Bù - cửa ngõ ra sông Lam là nơi trú ngụ của xóm vại chài Tiền Phong.

Ngay bờ hói, một con thuyền nhỏ cắm sào “cam chịu” dưới cái nắng oi nồng. Trong khoang thuyền rộng chưa đầy 10m2 là nơi “an cư” của 4 thành viên gia đình anh Ngô Văn Hiệp và chị Cao Thị Ngại.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Đang giờ nước “rặc” nên cả xóm chài với gần 100 con thuyền nằm phơi mình trên cạn.

Chị Ngại đang mang bầu đứa thứ 3. Mai thuyền thấp chưa đến 1m nên mỗi khi di chuyển trong thuyền, chị Ngại phải bò lổm ngổm. Chị Ngại rất lúng túng vì đây là lần hiếm hoi khi được tiếp khách tại “nhà”.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Chị Ngại và con gái ra “tận cửa” đón khách

Huyền Trâm – con gái thứ 2 của anh Hiệp đang nằm dưới sàn thuyền để học bài. Năm nay, Trâm lên lớp 5. Để chuẩn bị cho năm học mới, cháu tranh thủ thời gian luyện lại chữ viết, ôn lại kiến thức trước ngày tựu trường.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Huyền Trâm – con gái thứ 2 của anh Hiệp đang nằm bẹp dưới sàn thuyền để học bài.

“Khổ lắm chú ơi! Thuyền nhỏ không thể kê bàn ghế cho cháu ngồi học nên việc học hành hết sức vất vả. Ở trên thuyền không có điện lưới, chỉ dùng điện ắc quy nên phải rất tiết kiệm. Những hôm mưa gió cả nhà đành đi ngủ sớm, con cái không học hành gì được” – anh Ngô Văn Hiệp chia sẻ.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Gia đình anh Hiệp với 4 thành viên đang bám trụ trong con thuyền chật hẹp. Anh Hiệp rất lo lắng khi vợ chuẩn bị sinh thêm em bé, điều kiện sinh hoạt lại càng khó khăn hơn.

Do nước sông ngày càng cạn nên thuyền phải cắm sào xa bờ. Vì thế, để đưa con vào bờ đi học, anh Hiệp phải dùng 1 chiếc thuyền nhỏ “tăng bo”. Nhiều hôm mưa gió, vào đến bờ là người và sách vở cũng ướt nhẹp nên cháu đành nghỉ học. “Do điều kiện học hành, đi lại khó khăn nên đứa con trai đầu năm nay 15 tuổi đã phải bỏ học từ năm lớp 5” - anh Hiệp buồn bã nói.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Ở trên thuyền không có điện lưới, chỉ dùng điện ắc quy nên phải rất tiết kiệm.

Hơn 1 tuần nay, anh Hiệp tiến hành sửa sang lại “nhà” chuẩn bị đón thành viên mới. Đây cũng là dịp để gia đình gia cố lại đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão đang đến gần.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

“Nhà” của anh Hiệp là con thuyền bằng xi măng, chiều dài 8m, chiều rộng hơn 2m.

“Nhà” của anh Hiệp là con thuyền bằng xi măng, chiều dài 8m, chiều rộng hơn 2m, được mua cách đây hơn 10 năm với giá 6 triệu đồng. “Căn nhà” di động này đã gắn bó với các thành viên trong gia đình anh Hiệp suốt nhiều năm với mọi sinh hoạt thường ngày chỉ quanh quẩn trên diện tích nhỏ hẹp ấy.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Công việc chính của anh Hiệp, chị Ngại là đánh bắt cá trên sông Lam. Đây cũng là nghề truyền thống của hàng chục hộ dân xóm vạn chài Tiền Phong. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn nước sông bị ô nhiễm, cá tôm cứ ít dần đi nên nghề chài lưới của những gia đình ở xóm vạn chài càng lúc càng khó khăn.

“Chúng tôi làm việc quanh năm suốt tháng nhưng lúc nào cũng ăn bữa nay, lo bữa mai. Ráo mồ hôi là hết tiền. Mỗi năm chỉ trông chờ vào 3 tháng mùa mưa lũ để có thu nhập khá hơn” - ông Trường, hàng xóm của anh Hiệp nói vọng sang.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Ông Nguyễn Thế Trường - hàng xóm của anh Hiệp sắp xếp đồ đạc trong “căn nhà” khoảng 5m2.

Nỗi ám ảnh của hàng chục người dân xóm vạn chài nơi đây là những lúc mưa bão về. Những “căn nhà” ấy trở nên nhẹ bẫng giữa ầm ào của gió mưa gào rít, mai thuyền bị gió giật phăng hoặc sóng lớn nhấn chìm toàn bộ thuyền. Thế nên, mỗi lần bão về, cả xóm vạn chài lại dắt díu nhau lên bờ tá túc trong gia đình người quen.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Xóm vạn chài Tiền Phong “định cư” tại hói Eo Bù, có 90 hộ dân, hiện đã có 57 hộ có đất định cư trên bờ, còn 33 hộ với hơn 120 nhân khẩu đang lênh đênh trên những con thuyền.

Trước đây, ngoài nghề truyền thống đánh bắt cá, người dân xóm vạn chài còn có nghề vận tải hàng hoá từ chợ Hôm (Đức Thọ) ngược sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố để đến các vùng Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Tuy nhiên, khoảng 30 năm nay, giao thông đường bộ phát triển nên nghề vận tải sông nước không còn cạnh tranh được.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Người dân vạn chài Tiền Phong không chỉ đối mặt với khó khăn, vất vả mưu sinh, mà điều lo lắng nhất của họ là việc học hành của con cái. Bao đời nay, người dân ở đây gần như chỉ biết được mặt chữ, các thế hệ sau này đã có nhiều cố gắng vươn lên nhưng số lượng theo học bậc đại học cũng hạn chế.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Sông ngày càng cạn và ô nhiễm nên số ngày nằm bờ của người dân xóm vạn chài ngày càng tăng.

Người dân xóm chài này chỉ mong có được “mảnh đất cắm dùi”, được sống trong ngôi nhà đúng nghĩa để cuộc sống bớt phần lênh đênh, con cái ổn định, thuận lợi hơn trong việc tìm con chữ.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Do nước sông ngày càng cạn nên thuyền phải cắm sào xa bờ. Mỗi khi có việc lên bờ, người dân phải dùng thuyền nhỏ tăng bo hoặc lội bộ.

Ngồi trên mạn thuyền, hướng ánh mắt buồn mang mác về phía làng xa, nơi có những ngôi nhà mái đỏ, cụ Ngô Văn Bé (93 tuổi) - bố của anh Ngô Văn Hiệp ngậm ngùi: “Cả cuộc đời lấy thuyền làm nhà, khó khăn vất vả cũng đã nếm trải quen rồi, nay, nhìn lại quãng đường khó khăn ấy, chúng tôi chỉ mong con cháu sớm được lên bờ để an cư, ổn định việc học hành. Có nhà cửa vững chắc, bố mẹ bọn trẻ đi làm cũng yên tâm, không lo cảnh con cái bơ vơ trên thuyền”.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Những đứa trẻ xóm vạn chài vẫn chơi đùa trên những con thuyền “mắc cạn” và ao ước được có nhà trên đất liền như nhiều bạn cùng lớp.

Ông Nguyễn Văn Khương - Bí thư Chi bộ thôn Tiền Phong cho biết, xóm vạn chài còn 33 hộ ở trên thuyền, hầu hết là gia đình trẻ, con cái đang tuổi đi học. Một số hộ gửi con ở nhà người thân trên bờ, còn lại chủ yếu theo bố mẹ sinh sống trên thuyền. Khó khăn của người dân nơi đây không chỉ là công việc mưu sinh hằng ngày mà hơn hết là việc đeo đuổi giấc mơ tìm con chữ. Vậy nên, người dân kiến nghị lên các cấp chính quyền được cấp đất để ổn định cuộc sống.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Một gia đình phải dựng tạm đồ đạc nấu ăn ngay trên bến thuyền.

Cũng theo ông Khương, để thuận lợi cho người dân vừa chuyển đổi nghề như trồng thêm rau màu, chăn nuôi nhưng vẫn giữ được nghề chài lưới truyền thống, chính quyền cần nghiên cứu bố trí khu tái định cư ở khu vực làng hiện tại vì quỹ đất trong thôn hiện nay vẫn còn.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Những người dân xóm vạn chài Tiền Phong lúc “ngư nhàn” lại càng mong mỏi có miếng đất để trồng rau, nuôi gà bỏ sung thêm thu nhập.

“Xã đã có văn bản đề nghị chính quyền cấp trên quan tâm bố trí khu tái định cư, đảm bảo cuộc sống cho người dân xóm vạn chài Tiền Phong. Đây cũng là nhằm đáp ứng tiêu chí nhà ở trong xây dựng nông thôn mới của địa phương” – Chủ tịch UBND xã Quang Vĩnh Nguyễn Quang Việt cho hay.

Xóm vạn chài Tiền Phong và khát vọng lên bờ

Mẹ con chị Ngại vẫy tay chào tạm biệt, gửi gắm niềm hy vọng sớm được lên bờ định cư.

Chia tay xóm vạn chài vừa lúc chiều dần buông, lời của cháu Huyền Trâm làm chúng tôi suy nghĩ mãi: “Cháu mong sao bố mẹ có được căn nhà trên đất liền như các bạn cùng lớp để hàng ngày được chủ động đến trường. Cháu không muốn phải bỏ học như anh trai cháu đâu. Nghỉ học sớm buồn lắm!”.

Và, chúng tôi cũng hiểu rằng, lên bờ là khát vọng mà người dân xóm vạn chài Tiền Phong đang ngày đêm mong chờ.

TRình bày: Thành NAm

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống