“Ông cố vấn” công tác Đảng ở cơ sở

(Baohatinh.vn) - 90 tuổi đời, 64 năm tuổi Đảng nhưng ông Trần Sỹ Thoại, đảng viên Chi bộ thôn Kim Tân, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) vẫn luôn cống hiến cho quê hương bằng chính lời nói, hành động rất đỗi giản dị nhưng đầy ý nghĩa, nêu gương.

“Ông cố vấn” công tác Đảng ở cơ sở

Đảng viên Trần Sỹ Thoại.

Năm 1950, khi mới 17 tuổi, chàng trai Trần Sỹ Thoại đã xung phong tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau 4 năm lăn lộn ở chiến trường Trung Lào, năm 1954, ông phục viên trở về địa phương tham gia công tác đoàn. Sôi nổi, nhiệt huyết, trách nhiệm, ông Trần Sỹ Thoại nhanh chóng được tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện và kết nạp là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1959.

Năm 1960, ông tiếp tục học sư phạm tiểu học ở Trường Sư phạm Hà Tĩnh và dạy học tại trường Tiểu học Tân Lộc. Những năm sau đó (từ 1963 - 1975), ông là cán bộ của Ban Công tác nông thôn (Ủy ban hành chính Hà Tĩnh), Hợp tác xã nông nghiệp (Sở NN&PTNT); cán bộ trực Đảng của Đảng bộ Ty Lương thực Hà Tĩnh; cán bộ tổ chức của Đảng bộ Các cơ quan dân chính Đảng (nay là Đảng bộ Khối Các cơ quan và doanh nghiệp Hà Tĩnh).

Từ năm 1976, ông là cán bộ tổ chức của Huyện ủy Can Lộc. Từ năm 1979 - 1981, ông là Huyện ủy viên, Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Can Lộc. Đến năm 1982, vì sức khỏe yếu, ông nghỉ hưu.

“Ông cố vấn” công tác Đảng ở cơ sở

Dù tuổi đã cao, sức khỏe yếu nhưng ông Thoại luôn tích cực tham gia các phong trào của địa phương.

Là một trong những người đầu tiên tham mưu công tác tổ chức cán bộ những ngày mới thành lập Đảng bộ Các cơ quan dân chính Đảng, ông Thoại luôn tâm huyết, trách nhiệm với công việc. Cho đến sau này, khi có đến gần 20 năm là cán bộ làm công tác Đảng, hễ nhắc đến xây dựng tổ chức Đảng, đảng viên, ông Thoại có thể dành cả ngày trời say sưa nói chuyện, chia sẻ.

Cũng chính tâm huyết đó, nên khi đã về quê nghỉ ngơi, lúc sức khỏe ổn hơn và được sự tín nhiệm của Chi bộ thôn Kim Tân, ông vẫn tham gia đóng góp cho địa phương với vai trò bí thư chi bộ từ năm 1988 - 1991. Không chỉ là người đảng viên kiên trung trao truyền lý tưởng cách mạng, niềm tin cho thế hệ sau này, ông còn là tấm gương sáng trong đóng góp các nguồn quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nông thôn mới ở thôn; tích cực vận động, kêu gọi con cháu tham gia các phong trào ở địa phương.

“Ông cố vấn” công tác Đảng ở cơ sở

Từ sự tiên phong của ông Thoại, đoạn đường dài 400m ở thôn Kim Tân đã được mở rộng 3,5m.

Đặc biệt, năm 2020, khi tuyến đường ngõ ở thôn Kim Tân đang nhỏ hẹp, ông Thoại là người tiên phong đứng ra vận động tổ liên gia mở rộng đường. Từ sự phát động của ông Thoại, tổ liên gia đã hoàn thành mở rộng con đường dài 400m, rộng 3,5m khang trang.

“Ông cố vấn” công tác Đảng ở cơ sở

Ông Thoại trở thành người cố vấn đặc biệt của Đảng ủy xã Tân Lộc trong công tác xây dựng Đảng.

Ông Nguyễn Duy Ngụ - Bí thư Chi bộ thôn Kim Tân cho biết: “Mỗi khi trong thôn kêu gọi sự chia sẻ của mọi người thì ông Thoại dù tuổi cao, sức yếu vẫn luôn tích cực là người đầu tiên ủng hộ và kêu gọi các con cháu, anh em, làng xóm cùng ủng hộ. Bây giờ, dù được miễn tham gia sinh hoạt chi bộ nhưng hễ lúc còn khỏe, ông Thoại đều đến tham gia sinh hoạt và dành những ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc góp phần xây dựng tổ chức. Tấm gương mẫu mực trong lối sống, nhân ái, đạo đức của ông khiến những người thế hệ sau như chúng tôi nể phục và không ngừng tiếp bước noi theo”.

Với nhiều cống hiến trong công tác, ông Thoại được đón nhận huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng III; huân chương kháng chiến chống Pháp; kỷ niệm chương về sự nghiệp tổ chức xây dựng Đảng…

Đảng bộ xã có hơn 300 đảng viên, trong đó có hơn 100 đảng viên từ 50 tuổi đảng trở lên. Các đảng viên cao tuổi luôn phát huy vai trò cây cao bóng cả, gương mẫu, trở thành tấm gương sáng để các thế hệ đảng viên trẻ và người dân noi theo. Cụ Trần Sỹ Thoại là một trong những người đảng viên tiêu biểu của Đảng bộ xã. Mỗi khi địa phương có các hoạt động lớn, chúng tôi đều tìm đến cụ Thoại như một người cố vấn đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng”.

Ông Nguyễn Trọng Hồng
Bí thư Đảng ủy xã Tân Lộc

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra báo chí là công cụ quan trọng, cần phải dùng báo chí để lên án thực dân và thức tỉnh đấu tranh.