Ông nội

(Baohatinh.vn) - Nhà tôi và nhà ông bà nội sát vách. Chiều nào đi học về, tôi cũng chạy sang nhà ông bà chơi. Vừa về đến ngõ, tôi đã cuống quýt nhảy từ gác-ba-ga xe đạp của mẹ chạy tót sang nhà ông.

Vừa tung tăng nhảy chân sáo qua cánh cổng bong tróc vữa, lộ từng mảng gạch xỉn màu, theo con ngõ song song hai bờ tường hoa rêu mốc chạy dài lọt thỏm giữa um tùm cây cối, tôi ríu rít: “Ông ơi, cháu đi học về rồi ạ!” Rồi tôi sà vào lòng ông và huyên thuyên đủ thứ chuyện ở trường, ở lớp.

Ông tôi là một thầy lang. Khoảnh sân nhỏ lô xô những nia, những sàng phơi lá cây thuốc. Tôi thường tò mò hỏi ông về mấy thứ lá khô vàng quắt queo hay những cành cây màu nâu sậm gầy đét được cắt nhỏ rồi say sưa ngước đôi mắt tròn to, đen láy nghe ông giải thích tường tận. Tôi lắng nghe như nuốt từng lời, mặc dù chẳng hiểu hết những điều ông nói. Cả ngày, ông cứ cặm cụi, tỉ mẩn nâng niu từng nhành lá, ngọn cây.

Ông nội ảnh 1

Ông dạy cháu học bài. Ảnh: Tuổi trẻ

Khoảnh vườn trước cửa nhà trồng đủ thứ cây thuốc, từ những loài cây quen thuộc đến những loài ông phải lặn lội ở một vùng núi rừng xa xôi mới kiếm được. Ngày nào cũng nườm nượp người đến thăm khám và xin thuốc của ông. Ông chẳng bao giờ lấy tiền của bất cứ ai. Ông bảo: “Giúp đỡ người khác là dành phúc cho con cháu!”.

Ông rất nghiêm khắc. Ông bắt phải ngủ trưa, tôi thì len lén trèo cổng chạy ra ngoài ngõ chơi bịt mắt bắt dê, ném lon, bắn bi với mấy đứa bạn cùng xóm. Thấy tôi đang lăn lê, bò trườn trên ụ đất bên bờ mương um tùm bụi khoai nước, ông kéo về đánh đòn một trận. Đi học về, tôi làm nũng mẹ, đòi mua mấy thứ kẹo xanh đỏ, ô mai, kem mút, mẹ lại bị ông mắng vì nuông chiều con…

Nhưng ông rất thương tôi. Ông vội vã đạp xe đến trường, mang cho tôi hộp bút giữa trưa hè chao chát nắng khi tôi để quên ở nhà. Nắng đổ lửa lên vai áo sờn bạc và mồ hôi rịn ra trên vầng trán chằng chịt vết chân chim khi ông đón tôi. Ông ôm tôi vào lòng, chạy trong đêm, mặc gió, mặc mưa quất ràn rạt khi cơn bão lật tung mái nhà. Chiều chiều, ông múc nước giếng tắm cho tôi rồi chở tôi trên chiếc xe đạp già đi hóng gió dọc những con đường thơm mùi lúa chín. Tối bắc chõng ra sân, bóng trăng lồng vào miệng giếng rêu phong, ông kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa đi bộ đội, về những vùng đất xa xôi mà tôi chỉ được thấy trên bản đồ.

Ngày ông mất, tôi không khóc. Có lẽ, nỗi đau quá lớn khiến tôi không thể bật ra thành tiếng khóc. Hối hận. Tôi đã không thể yêu thương ông nhiều như ông yêu thương tôi! Ông mất, giàn trầu không bên chái nhà mà ông trồng cho bà cũng lụi dần…

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.