Núi Hồng - Sông La

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Video: ông trưởng thôn Trần Đức Tỵ - người hơn 50 năm giữ lửa “nghề mộc” Phổ Trường

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Lớn lên ở làng mộc, ông và cha đều là thợ lành nghề nên từ những năm lên 10 tuổi, cậu bé Trần Đức Tỵ (thôn Trường An, xã Xuân Phổ) đã quen với mùi hương của gỗ, với âm thanh máy cưa, máy bào và các dụng cụ như khoan, đục, cưa, thước dây…

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Hơn 50 năm gắn bó với nghề mộc, ông Trần Đức Tỵ đã trở thành người thợ lành nghề ở làng mộc truyền thống.

Ông Tỵ kể: “Trống Đan Tràng, đục chàng Đan Phổ - nghề mộc xuất hiện ở xã Xuân Phổ từ những năm 50 của thế kỷ trước. Tôi là đời thứ 4 trong gia đình làm nghề. Lớn lên ở xóm Phổ Trường (nay là thôn Trường An - PV), thanh niên ít nhiều gì cũng biết làm nghề nhưng có người theo, người bỏ. Hồi nhỏ, tôi theo cha học nghề trực tiếp, vừa học vừa phụ cha làm chứ không có trường lớp nào. Học từ những việc dễ như đánh giấy nhám, khoan, cưa, đến những kỹ thuật khó hơn như tiện, khắc, phun sơn… ”.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Để tạo nên sản phẩm từ những thớ gỗ thô, người thợ mộc cần có sự khéo léo, tính cẩn thận, kiên nhẫn.

Theo lời ông Tỵ, ngày trước khó khăn nên khi đã có nghề trong tay, ông cùng nhiều thợ trong làng đạp xe đi làm công ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh, chủ yếu là làm nhà gỗ, đồ dân dụng mẫu mã đơn giản, thô sơ.

Sau này khá hơn, ông mới gầy dựng nên xưởng mộc của gia đình, mở rộng quy mô dần và đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm các loại máy móc.

“Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, bên cạnh nghề nông, nghề mộc đã giúp nhiều gia đình ở xã Xuân Phổ tăng thêm thu nhập, có cuộc sống ấm no, đủ đầy và vươn lên làm giàu. Với gia đình ông Tỵ, nghề này đã giúp vợ chồng ông xây nhà dựng cửa, nuôi dạy 4 người con ăn học, trưởng thành, có công việc ổn định.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Nghề mộc đã giúp vợ chồng ông xây nhà dựng cửa, nuôi dạy 4 người con ăn học, trưởng thành, có công việc ổn định.

Ông Tỵ cũng như người dân thôn Trường An luôn tự hào về nghề truyền thống mà cha ông để lại. Trải qua những thăng trầm theo dòng thời gian, năm 2016, nghề mộc nơi đây được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống mộc Phổ Trường. Điều này như tiếp thêm động lực để ông Tỵ và nhiều chủ xưởng mộc đầu tư, phát triển thương hiệu nghề truyền thống của địa phương.

Hiện nay, thôn Trường An có 47 hộ làm nghề mộc. Xưởng của gia đình ông Tỵ là một trong những cơ sở lớn trong làng với 4 lao động “cứng” thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, vào những thời điểm đơn hàng nhiều, ông thường thuê thêm nhiều lao động thời vụ như thợ sơn, phun…

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Các sản phẩm gỗ chủ yếu là cửa, cầu thang, tủ bếp, bàn ghế...

Ông Trần Đức Nuôi (63 tuổi) - thợ làm tại xưởng gia đình ông Tỵ chia sẻ: “Tôi sinh ra ở thôn Trường An nên gắn bó với nghề mộc từ nhỏ. Đến nay, cũng đã hơn 40 năm làm nghề và có gần 7 năm làm tại xưởng mộc ông Tỵ. Hiện nay, một người con trai của tôi cũng theo nghề này. Làm mộc tuy vất vả, bụi bặm nhiều nhưng là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình tôi”.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Ông Trần Đức Nuôi đã làm việc hơn 7 năm nay tại xưởng mộc của gia đình ông Tỵ.

Với kinh nghiệm hơn 50 năm làm nghề, “ông Tỵ thợ mộc” cho hay: “Làm mộc không khó nhưng để lành nghề, “biến” những thớ gỗ thô thành sản phẩm đạt độ chính xác, tinh xảo và tính thẩm mỹ cao thì không hề dễ. Trước đây chưa có các loại máy móc hiện đại như bây giờ, các công đoạn được làm thủ công, từ khoan, tiện, xẻ gỗ, khoan, cưa, đục, tiện, phay, bào, đánh bóng, chạm trổ hoa văn nên đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và có tính cẩn thận, kiên nhẫn".

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Ông Tỵ luôn đau đáu với nghề mộc không chỉ bởi mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là “giữ lửa” nghề truyền thống của cha ông.

Cha truyền con nối, theo cha học nghề từ nhỏ, hiện nay, người con trai thứ 2 của vợ chồng ông Tỵ là anh Trần Đình Dương (SN 1982) cũng trở thành người làm mộc có tiếng ở địa phương.

Anh Dương kể: “Từ thời học THPT, ngoài thời gian đi học, những lúc ở nhà tôi thường phụ cha đánh giấy nhám cho các sản phẩm thô và làm quen dần với các kỹ năng, kỹ thuật khác. Là người làm nghề lâu năm nên cha rèn kỹ lắm. Những lần đánh giấy nhám, mình thấy mặt gỗ đã bóng nhưng với cha thì vẫn chưa đạt và phải làm lại. Nhờ vậy, tôi học được sự tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc”.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Anh Trần Đình Dương (bên trái) nối nghiệp cha, trở thành người làm mộc có tiếng ở địa phương.

Hiện nay, xưởng mộc gia đình do anh Dương đứng tên làm chủ nhưng ông Tỵ vẫn tham gia và theo dõi sát sao trong từng công việc. Gắn bó hơn nửa thế kỷ, ông luôn đau đáu với nghề mộc không chỉ bởi mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là “giữ lửa” nghề truyền thống của cha ông. Cũng bằng tình yêu, trách nhiệm với nghề mà ông đã làm nên những sản phẩm chất lượng và tạo được niềm tin với nhiều khách hàng.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Xưởng mộc gia đình ông Tỵ là một trong những cơ sở lớn trong làng mộc truyền thống ở Xuân Phổ.

Theo ông Tỵ, mỗi năm gia đình ông nhận làm trọn gói các sản phẩm gỗ như hệ thống cửa, cầu thang, tủ bếp, bàn ghế… cho khoảng vài chục ngôi nhà. Khách hàng chủ yếu ở các xã trong huyện, trong tỉnh, ngoài ra cũng có những khách hàng ngoại tỉnh như Nghệ An, Hà Nội, Huế…

Trong bối cảnh hiện nay, khi sản phẩm đồ gỗ công nghiệp với mẫu mã, hình thức đẹp mắt, cơ sở làm mộc cũng mọc lên không ít. Bởi vậy, để có thể cạnh tranh trên thị trường, gia đình ông phải thường xuyên cập nhật những xu hướng mẫu mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là luôn giữ chữ tín trong nghề.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Gia đình ông Tỵ thường xuyên cập nhật những xu hướng mẫu mới và luôn giữ chữ tín trong nghề để “giữ khách”.

“Nhiều sản phẩm trước đây chủ yếu làm bằng gỗ thì nay được thay thế bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Thế nhưng, đồ gỗ vẫn có những đặc trưng riêng, đó là tạo sự sang trọng, mát mẻ cho ngôi nhà và tôi tin, giữ được uy tín thì mộc Phổ Trường vẫn sẽ có đất sống” - ông Tỵ bộc bạch.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Chẳng những là người thợ mộc lành nghề, ông Tỵ còn được biết đến là người trưởng thôn gương mẫu và đầy tâm huyết với công tác thôn. Ông được người dân quý mến bởi tính hiền lành, giản dị, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Được tín nhiệm bầu làm trưởng thôn từ năm 2019, ông Trần Đức Tỵ luôn trách nhiệm cao trong công việc.

Năm 2019, ông Tỵ được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn Trường An. Đây là một trong những đơn vị được công nhận khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh (năm 2015), bởi vậy, dù có những thuận lợi khi các thiết chế, hạ tầng đã được xây dựng nhưng trăn trở nhất của ông là làm thế nào để giữ vững các tiêu chí và đưa thôn phát triển hơn.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Nhà văn hóa thôn Trường An được xây dựng khang trang, rộng rãi.

Trên nền tảng sẵn có, trong những năm qua, ông Tỵ luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào chỉnh trang nông thôn, thường xuyên “xắn tay áo” tham gia các công việc chung và vận động người dân thực hiện chỉnh trang khuôn viên vườn tược, nhà ở, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh.

Với quan niệm “muốn làm việc gì cũng phải được bà con đồng tình, ủng hộ”, ông đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, lắng nghe để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong thôn. Từ đó, ông cùng ban lãnh đạo thôn tìm ra các giải pháp tháo gỡ những vướng mắc cho bà con, cũng là để bà con đồng lòng trong các hoạt động chung của thôn.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Được lãnh đạo thôn động viên, hướng dẫn, ông Trần Văn Tao đã mạnh dạn thay các loại cây phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Ông Trần Văn Tao - người dân thôn Trường An chia sẻ: "Mảnh vườn nhà tôi rộng gần 2.000 m2, trước đây, vườn chủ yếu trồng lạc, cho hiệu quả kinh tế thấp. Năm 2015, khi được thôn vận động làm vườn mẫu, gia đình tôi đã mạnh dạn cải tạo lại đất đai, chuyển sang trồng các loại cây ăn quả. Trong thời gian qua, ông Tỵ cũng như cán bộ thôn thường xuyên động viên, kiểm tra và hướng dẫn tôi thay các loại cây phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, vườn cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng/năm.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Những con đường được “phủ” hàng rào xanh ở thôn Trường An.

Thôn Trường An hiện có 142 hộ với 545 nhân khẩu, thu nhập chủ yếu từ làm nông nghiệp và nghề mộc. Thời gian qua, kinh tế thôn từng bước phát triển và đạt mức cao hơn các thôn khác trong xã, đời sống người dân có sự chuyển biến tích cực. Hiện thu nhập bình quân đầu người trong thôn đạt khoảng 50 triệu đồng/người/năm.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Thôn Trường An đang cùng toàn xã Xuân Phổ tập trung phấn đấu về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022.

Dẫn chúng tôi đi trên con đường hai bên trồng cây xanh mát, ông Tỵ hồ hởi: “Hiện nay, thôn có 5 vườn mẫu cho thu nhập khá. Nhà văn hóa được xây dựng khang trang, 100% tuyến đường được thảm nhựa, đổ bê tông rộng rãi. Cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, thôn hiện chỉ còn 2 hộ nghèo và 6 hộ cận nghèo. Tình hình trật tự an ninh được đảm bảo, các phong trào thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên”.

Hiện nay, xã Xuân Phổ đang tập trung phấn đấu về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2022 nên thôn Trường An cũng chung không khí ra sức hoàn thành các tiêu chí còn lại.

Theo ông Tỵ, đối với thôn Trường An, khó khăn nhất hiện nay là hoàn thành xóa bỏ các công trình vệ sinh không đảm bảo và xây dựng thêm vườn mẫu.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Hình ảnh ông trưởng thôn xông xáo mà giản dị đã quen thuộc với người dân thôn Trường An

Ông Tỵ cho hay: “Trong đợt ra quân 60 ngày cao điểm xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu từ 5/8 - 5/10, trên cơ sở thống nhất cách làm, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân góp công, góp sức cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, thôn Trường An tập trung thực hiện những nội dung chưa đạt. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, chúng tôi quyết tâm phải tuyên truyền, thực hiện được mục tiêu đề ra”.

Với sự quyết tâm và những đóng góp trong thực hiện trong các phong trào ở địa phương, dù thời gian làm trưởng thôn chưa dài nhưng ông Tỵ luôn được bà con tin tưởng và được nhận nhiều giấy khen của huyện, xã.

Ông trưởng thôn hơn 50 năm “giữ lửa” nghề truyền thống mộc Phổ Trường

Với những đóng góp trong thực hiện trong các phong trào ở địa phương, ông Tỵ đã nhận được nhiều giấy khen của huyện và xã.

Ông Nguyễn Ngọc Anh - Chủ tịch UBND xã Xuân Phổ cho biết: “Thôn Trường An là đơn vị có nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới. Đạt được kết quả đó có phần đóng góp của trưởng thôn Trần Đức Tỵ. Ông là người trách nhiệm cao với công việc, luôn nói đi đôi với làm, đặt lợi ích chung của thôn lên hàng đầu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ông Tỵ thường xuyên cùng ban lãnh đạo thôn vận động người dân thực hiện tốt các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đoàn kết, xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự. Ngoài ra, ông cũng là tấm gương về phát triển kinh tế, góp phần giữ nghề mộc truyền thống của địa phương”.

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.