Phát hiện 20 ngôi mộ cổ chứa nhiều lá vàng

Những ngôi mộ hơn 2.600 năm tuổi trong nghĩa địa cổ ở đồng bằng sông Nile chứa nhiều hiện vật như lá vàng và bùa hộ mệnh.

Phát hiện 20 ngôi mộ cổ chứa nhiều lá vàng

Những miếng vàng trong 20 ngôi mộ tại Tell El Deir. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập thông báo, phát hiện 20 ngôi mộ cổ từ năm 660 trước Công nguyên tại di chỉ khảo cổ Tell El Deir, thành phố New Damietta, đồng bằng sông Nile của Ai Cập, Jerusalem Post hôm 20/12 đưa tin.

Tell El Deir là một nghĩa địa rộng lớn được sử dụng qua nhiều thời kỳ, bắt đầu từ Vương triều thứ 26 của Ai Cập và qua các thời kỳ Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã.

Những ngôi mộ này là phát hiện khoa học và khảo cổ quan trọng cho lịch sử của khu vực, theo Mostafa Waziri, tổng thư ký của Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập. Chúng cấu tạo từ những chiếc hố đơn giản hoặc được bọc bằng gạch bùn.

Trong mộ, nhóm chuyên gia tìm thấy nhiều lá vàng dùng để phủ lên hài cốt. Lá vàng mang hình dạng của các vị thần Ai Cập Isis, Heqat, Bastet, Horus và con mắt của Horus.

Hàng loạt bùa hộ mệnh với nhiều hình dạng như bọ hung, hai chiếc lông vũ của thần Amun và một số vị thần khác, cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ. Ngoài ra, còn có những mẫu nhỏ của bình canopic dùng để lưu giữ nội tạng người chết và tượng 4 người con trai của thần Horus.

Theo Ayman Ashmawy, người đứng đầu bộ phận cổ vật Ai Cập tại Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập, những ngôi mộ có thể tồn tại từ Vương triều thứ 26 vì kiểu dáng và vật dụng bên trong được sử dụng phổ biến trong thời kỳ này. Nhóm khảo cổ đang tiếp tục làm việc tại nghĩa địa Tell El Deir vì vẫn còn nhiều lớp cát cần khám phá.

Những năm qua, các chuyên gia đã tìm thấy mộ từ các nền văn minh khác từng hiện diện ở Ai Cập, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã, tại di chỉ Tell El Deir. Ví dụ, năm 2019, họ phát hiện nhiều đồng tiền vàng từ thời Đông La Mã và những bức tượng ushabti nhỏ mang con dấu hoàng gia của Psamtik II, một pharaoh thuộc Vương triều thứ 26.

Theo Thu Thảo/VnExpress (Jerusalem Post)

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.