Phát hiện đường hầm cổ xưa dài hơn 1.300m

Đường hầm nằm ở độ sâu 13m bên dưới khu vực đền Taposiris Magna, nơi có khả năng lưu giữ mộ của nữ hoàng Cleopatra.

Phát hiện đường hầm cổ xưa dài hơn 1.300m

Đường hầm bên dưới Taposiris Magna. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập

Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập công bố phát hiện đáng kinh ngạc về một đường hầm đục đá nằm sâu dưới khu vực đền Taposiris Magna, phía tây Alexandria, Ancient Origins hôm 5/11 đưa tin. Đường hầm đồ sộ được miêu tả là “điều kỳ diệu hình học”, dài hơn 1.300 m. Đây cũng là khu vực đang được nghiên cứu để tìm kiếm ngôi mộ thất lạc của nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng.

Đoàn khảo cổ Ai Cập Dominica từ Đại học San Domingo (Dominica), đứng đầu là tiến sĩ Kathleen Martinez, phát hiện đường hầm ở độ sâu 13 m. Trong quá trình khai quật, họ còn tìm thấy một số bình gốm dưới lớp trầm tích bùn và một khối đá vôi hình chữ nhật. Ngoài ra, hai đầu tượng bằng thạch cao cũng được phát hiện gần ngôi đền, trong đó có một chiếc tồn tại từ thời Ptolemaic.

Một phần của đường hầm chìm dưới nước, giúp củng cố giả thuyết cho rằng nền móng của đền Taposiris Magna cũng ở dưới nước. Có ít nhất 23 trận động đất xảy ra bờ biển Ai Cập từ năm 320 đến năm 1303. Điều này giải thích việc đền Taposiris Magna sụp đổ và bị chìm một phần.

Kiến trúc thiết kế của đường hầm mới phát hiện giống với hầm Eupalinos tráng lệ trên đảo Samos (Hy Lạp). Eupalinos được coi là một trong những thành tựu kỹ thuật quan trọng nhất thời Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Taposiris Magna, tên gọi mang nghĩa “lăng mộ vĩ đại của Osiris”, là thành phố cổ do pharaoh Ptolemy II thành lập năm 280 - 270 trước Công nguyên. Ngôi đền ở Taposiris Magna được dành riêng cho Osiris, người mà các nhà lãnh đạo Hy Lạp ở Ai Cập tôn thờ.

14 năm qua, Martínez đã dẫn dắt các chuyến khai quật tại Taposiris Magna. Những phát hiện trong khoảng thời gian này khiến bà ngày càng chắc chắn rằng mình đang ở gần ngôi mộ thất lạc của nữ hoàng Cleopatra VII và người tình Mark Antony.

Phía sau đền Taposiris Magna, các chuyên gia tìm thấy một nghĩa địa chứa nhiều xác ướp theo phong cách Hy Lạp - La Mã, được chôn với khuôn mặt quay về phía ngôi đền. Điều này đồng nghĩa, ngôi đền có khả năng là nơi chôn cất một nhân vật quan trọng của hoàng gia như Cleopatra. Một số chuyên gia hy vọng, đường hầm mới phát hiện có thể giúp họ tiến gần hơn đến việc tìm thấy mộ của nữ hoàng Cleopatra.

Theo VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.