Phát hiện loài cua mới mặc “áo khoác” lông xù

Một con cua với lớp lông xù màu nâu đỏ phủ kín cơ thể dạt vào bãi biển được xác định là loài vật mới thuộc họ Cua bọt biển.

Phát hiện loài cua mới mặc “áo khoác” lông xù

Loài cua phủ đầy lông phát hiện ở Tây Australia. Ảnh: Colin McLay

Một gia đình Australia phát hiện con cua có vẻ ngoài kỳ lạ dạt vào bãi biển gần thành phố Denmark ở Tây Australia, Live Science hôm 30/6 đưa tin. Họ gửi mẫu vật này cho Andrew Hosie, người phụ trách động vật giáp xác và giun tại Bảo tàng Tây Australia. Hosie xác định nó thuộc họ Cua bọt biển (Dromiidae) nhưng trông rất khác thường.

“Sự bông mềm là dấu hiệu giúp chúng tôi xác định loài. Cua bọt biển thường phủ nhiều lông, nhưng trông giống nỉ hoặc nhung hơn là kiểu”áo khoác“cực kỳ bù xù này”, Hosie nói.

Các thành viên trong họ Cua bọt biển dùng càng trước sắc nhọn để thu thập những mảnh bọt biển và Ascidiacea - nhóm sinh vật ăn lọc, ví dụ như hải tiêu - rồi dùng các chân sau đặc biệt để giữ số mảnh vụn này trên đầu. Những mảnh vụn tích tụ lại tạo thành một loại mũ cho cua, giúp nó khó bị cá săn mồi, bạch tuộc và các loài cua ăn thịt khác phát hiện. Bọt biển cũng có thể tiết ra những chất độc hại khiến cua trở nên kém hấp dẫn với động vật săn mồi.

Khi nhận được mẫu vật cua bù xù, Hosie liên hệ với nhà sinh vật biển Colin McLay, cựu phó giáo sư tại Đại học Canterbury, người đã nghiên cứu Cua bọt biển suốt nhiều thập kỷ. McLay xác nhận đây là một loài cua mới.

Loài cua mới được đặt tên khoa học là Lamarckdromia beagle nhằm gợi nhớ đến HMS Beagle - con tàu đưa nhà tự nhiên học nổi tiếng người Anh Charles Darwin đến Albany, Australia, vào năm 1836. “Chuyến đi này được cho là đã tác động sâu sắc đến Darwin, dẫn dắt ông ấy trên con đường xây dựng lý thuyết chọn lọc tự nhiên”, Hosie cho biết. Ngoài ra, cái tên “beagle” cũng phù hợp với loài cua mới vì lớp lông bông xù của nó có màu nâu đỏ giống với nét đặc trưng trên mặt và vai của giống chó săn thỏ beagle.

Theo Thu Thảo/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.