Vào năm 2015, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra 1 hành tinh đá GJ1132b có kích cỡ gần bằng Trái đất, cùng một bầu khí quyển khá dày và chỉ cách Trái đất 39 năm ánh sáng.
Phát hiện này được cho là đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tìm kiếm cuộc sống ngoài hành tinh.
Với việc sử dụng thiết bị ảnh Grond của kính viễn vọng 2,2m MPG/ESO ở Chile, các nhà khoa học thuộc ĐH Keele đã phát hiện thêm được, bề mặt của GJ 1132b được bao phủ 70% là silicat và 30% là sắt. GJ 1132b rất có thể là một "thế giới nước với một bầu khí quyển nóng".
Tiến sĩ John Southworth thuộc Đại học Keele chia sẻ rằng: "Với nghiên cứu này, chúng tôi đã mô phỏng 1 loạt các bầu khí quyển có thể tồn tại trên hành tinh.
Từ đó, chúng tôi đã phát hiện ra GJ 1132b có nhiệt độ nóng hơn Trái đất nhưng lại sở hữu một "thế giới nước". Việc khám phá ra những bầu khí quyển tại 1 hành tinh đất đá mở ra cho ta hi vọng về 1 môi trường có khả năng tìm kiếm sự sống trong tương lai".
GJ 1132b được bao phủ 70% là silicat và 30% là sắt.
Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu cho rằng, họ cần phải quan sát nhiều hơn trong tương lai để có thể thu thập được nhiều hơn nữa thông tin về GJ 1132b thông qua dụng cụ hỗ trợ như kính viễn vọng Hubble, kính thiên văn Eso"s và kính James Webb.
Hi vọng rằng, trong tương lai, chúng ta sẽ có thêm nhiều phát hiện mới về hành tinh ở rất gần và giống Trái đất này.
GJ1132b xoay xung quanh Gliese 1132 - một ngôi sao lùn, tuy nhiên ở một khoảng cách gần hơn rất nhiều so với Trái đất, chỉ 2,25 triệu km.
So với sao Kim và Mặt trời, khoảng cách này nhỏ hơn tới 26 lần. Vì thế, hành tinh này chỉ mất khoảng 1,6 ngày để đi hết một vòng quanh ngôi sao.
Ước tính, GJ1132b có nhiệt độ bề mặt rơi vào khoảng 230 - 300 độ C, đồng thời phải chịu lượng phóng xạ cao gấp 19 lần so với những gì Trái đất phải hứng chịu.