Phiên chợ bán cô dâu ở Bulgaria

Liên tục tạo dáng chụp hình và trang điểm, những cô gái trẻ ở đây còn có thể trình diễn vài điệu múa truyền thống với hy vọng được những vị khách lựa chọn.

Phiên chợ Stara Zagora đặc biệt này có xuất xứ từ những người Kalaidzhi, một tộc người theo Cơ Đốc giáo ở Bulgaria. Khoảng 18.000 người Kalaidzhi đã bảo vệ truyền thống này, bất chấp việc bị kỳ thị và xa lánh của những tộc người khác thuộc Đông Âu.

phien cho ban co dau o bulgaria

Các cô gái trẻ được gia đình cho tiền sắm sửa áo quần đẹp mắt để tham dự chợ cô dâu. Ảnh: News.

Những cô bé có thể được “rao bán” ngay từ khi mới bắt đầu có kinh nguyệt và bị bắt buộc phải chấm dứt việc học hành. Đây là kết luận của học giả Alexey Pamporov, người đã có kinh nghiệm nghiên cứu những vấn đề văn hóa trong 2 thập kỷ.

Đều đặn mỗi năm 4 lần, phiên chợ cô dâu này là nơi các thiếu nữ ăn mặc thật lộng lẫy và thu hút để có thể kiếm được một tấm chồng xứng đáng. Pamporov cho rằng phiên chợ vẫn là một trong những cách thức chính thống mà những đôi trai gái ở đây tìm đến nhau trước khi gia đình hai bên đi đến thỏa thuận hôn nhân chính thức, mặc dù hình thức môi giới hôn nhân kiểu như vậy đã và đang bị các phương tiện truyền thông lên án gay gắt.

phien cho ban co dau o bulgaria

Các chàng trai, cô gái trò chuyện cùng nhau ở chợ Cô Dâu tại Stara Zagora.

Khi được hỏi về vấn nạn thất học của những bé gái tham gia phiên chợ này, Pamporov đã nói: “Một vài bé gái khá tự chủ trong việc quyết định có nghỉ học hay không. Hơn thế nữa, việc kết hôn theo cách thức thế này được xem là chính thống và gia đình hoàn toàn ủng hộ các bé trong chuyện này. Dù có đồng tình hay không, những bé gái lại khó có thể chối bỏ nghĩa vụ của mình khi phải tuân theo truyền thống.”

Phong tục này cũng đã trở thành đề tài cho bộ phim tài liệu Rao bán cô dâu của hai đạo diễn Milene Larsson và Alice Stein. Họ đã đến Stara Zagora thuộc Bulgaria để chứng kiến tận mắt cảnh một gia đình ở đây chuẩn bị cho con gái tại phiên chợ truyền thống này.

Hai nhà làm phim người Thụy Điển đã rất ngạc nhiên khi nghe đến tên gọi của phiên chợ truyền thống này, nhưng sau đó họ lại khám phá ra nhiều điều phức tạp hơn.

“Phiên chợ cô dâu là một truyền thống quan trọng có từ lâu đời đối với người dân Kalaidzhi, và đây cũng là lý do tập tục này vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Dù chịu đựng một áp lực vô cùng lớn từ gia đình, những bé gái ở đây vẫn có quyền quyết định xem mình sẽ kết hôn với ai”, hai đạo diễn cho biết.

“Tôi thấy khó chịu khi người ta xem phụ nữ như một món đồ để mua bán hay trả giá. Những bé gái ở đây hoàn toàn không được tìm hiểu người bạn đời tương lai của mình, và còn phải học cách phục tùng họ”, nhà làm phim Thụy Điển chia sẻ thêm.

Mặc dù công nghệ và sự phát triển về kinh tế đã có tác động tương đối đến ý nghĩa của phiên chợ, đây vẫn là nơi những gia đình tác hợp cho con trẻ. Những chú rể có thể phải trả một khoản tiền từ 8-10 triệu đồng để “mua” một cô dâu. Tuy nhiên, mức giá có thể còn cao hơn nhiều.

Bộ phim tài liệu đã thể hiện một góc nhìn sâu sắc về hoàn cảnh của một gia đình làm nghề đúc đồng. Hai ông bà Vera và Christo đã bỏ ra cả tuần lương chỉ để mua đồ sắm sửa cho hai cô con gái là Pepa và Rossi.

“Nếu một cô gái được rao bán ở chợ mà không còn trinh trắng, người ta sẽ sỉ vả họ vô cùng nặng nề”, cha cô bé, ông Pepa, cho biết thêm. “Phụ nữ ở Kalaidzhi bắt buộc phải còn trinh trắng trước khi buổi lễ thành hôn diễn ra. Điều này vô cùng quan trọng, vì người ta bỏ ra rất nhiều tiền chỉ vì điều này”.

phien cho ban co dau o bulgaria

Milka Minkova 13 tuổi đứng cùng chồng Ivan Ankov 17 tuổi tại phiên chợ. Ảnh: Daily Mail.

“Tôi thấy cực kỳ khó chịu khi nghe tâm sự của các cô dâu về việc họ cảm thấy sợ hãi đến nhường nào khi phải kết hôn với một người mà mình không thích, nỗi nhớ gia đình và những dự định mà chắc chắn không thể nào thực hiện được. Không khí gia đình luôn rất ấm cúng và tràn đầy tình yêu thương. Vì thế, dù có muốn hay không, nhiều cô bé vẫn lựa chọn việc tuân theo truyền thống thay vì từ bỏ”, nữ đạo diễn Larsson cho biết sau khi cô thực hiện thành công bộ phim tài liệu bao gồm nhiều cung bậc cảm xúc, cũng như những quyền lợi của phụ nữ, giá trị gia đình và tình dục.

Theo Australia News, Daily Mail/Zing

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!