Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội cho biết theo dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13-15/5 tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.
Trong Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian để tiến hành cho ý kiến về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; xem xét dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với một số chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về công tác giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 4/2024; tham gia ý kiến dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (trong đó có nội dung báo cáo thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước).
Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.
95 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vượt qua mọi khó khăn, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào trang sử vàng của Đảng ta.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị các địa phương quan tâm, lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên toàn tỉnh.
Những kết quả khả quan đã đạt được tyển các lĩnh vực sẽ đặt nền móng, cơ sở vững chắc để Công đoàn Hà Tĩnh thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 3.400 chi bộ trên tổng số 4.365 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đã hoàn thành tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh, thường trực HĐND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử...
Chương trình “Chung tay dệt sắc xuân biên giới” là hoạt động mang nhiều ý nghĩa của quân đội hướng về đồng bào vùng biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhân dịp đón tết cổ truyền Ất Tỵ.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân sự Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của các cấp về trực SSCĐ.
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178 sẽ vừa được hưởng lương hưu, vừa được nhận thêm hỗ trợ.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đức Thọ (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh tiếp tục phát huy vai trò, nỗ lực phát triển toàn diện các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH của tỉnh.
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Công trình điện chiếu sáng trị giá 200 triệu đồng góp phần tô điểm, phát huy hiệu quả các giá trị tại Khu Chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Với chủ đề "Mừng Xuân, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước quê hương đổi mới", Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 ở Hà Tĩnh đã mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa, góp phần khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Sau 2 năm luyện rèn, công tác trong môi trường quân đội, 1.200 con em Hà Tĩnh đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương với sự chững chạc và bản lĩnh.
Sau Cách mạng tháng Tám, Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn, xây dựng chính quyền cách mạng, LLVT và các đoàn thể quần chúng. Quân và dân Hà Tĩnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, tiến hành kháng chiến chống thực dân, đế quốc; giành nhiều thành tích trên các mặt trận.
Với phương châm để tất cả đoàn viên, lao động đều có tết, các cấp công đoàn Hà Tĩnh đang đồng loạt triển khai hiệu quả chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh giản bộ máy, đến nay, Can Lộc (Hà Tĩnh) có 5 lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban cấp huyện viết đơn xin nghỉ công tác trước tuổi.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng mong muốn, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh nhà.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng mong muốn, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh nhà; tham mưu thực hiện nhiệm vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, thành phố qua các thời kỳ bày tỏ niềm tin tưởng, kỳ vọng TP Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Savannakhet (Lào) cùng khẳng định sẽ thực hiện hiệu quả các nội dung trong biên bản hợp tác nhằm vun đắp mối quan hệ ngoại giao giữa hai địa phương.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy.
Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm, chúc Tết tại tỉnh Hà Tĩnh nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tiếp tục tạo sự chuyển biến trong hoạt động tuyên truyền miệng, chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin, định hướng dư luận xã hội.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tư vấn, góp ý từ các đồng chí nguyên lãnh đạo, nhằm gợi mở định hướng phát triển tỉnh thời gian tới.