Phòng chống mưa lũ ở Vũ Quang: Không để "nước đến chân mới nhảy"!

(Baohatinh.vn) - Mùa mưa lũ đã đến, các cấp, ngành và người dân trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực chuẩn bị phương án, nhân lực, phương tiện, nhu yếu phẩm để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra...

Phòng chống mưa lũ ở Vũ Quang: Không để “nước đến chân mới nhảy”!

Chủ đầu tư và đơn vị thi công chủ động máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường trung tâm thị trấn Vũ Quang, hạn chế tối đa ảnh hưởng của mưa lũ...

Do thường xuyên bị tác động bởi mưa lũ nên trước mùa mưa bão năm nay, các địa phương, ngành, lực lượng ở Vũ Quang đã sớm chủ động xây dựng phương án phòng chống khá chi tiết, phù hợp với tình hình thực tiễn và mang tính khả thi cao.

Phòng chống mưa lũ ở Vũ Quang: Không để “nước đến chân mới nhảy”!

Công ty Thanh Thành Đạt tập trung đẩy nhanh tiến độ san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục ngoài trời tại nhà máy sản xuất gỗ MDF (Sơn Thọ)...

Ngoài việc kiện toàn ban chỉ đạo các cấp với đầy đủ các tiểu ban phục vụ thì các địa phương, đơn vị cũng đã biên chế đầy đủ lực lượng để thực hiện công tác PCTT-TKCN. Đặc biệt, 100 người của lực lượng công an, quân sự, kiểm lâm, biên phòng và 250 người thuộc lực lượng xung kích ở các địa phương luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận lệnh điều động...

Phòng chống mưa lũ ở Vũ Quang: Không để “nước đến chân mới nhảy”!

Trước mùa mưa lũ, người dân vùng ngập lũ Đức Giang đã chủ động cất trữ lương thực, thực phẩm lên chạn. đề phòng tình huống xấu xẩy ra...

Ông Nguyễn Quang Thái - cán bộ theo dõi lĩnh vực PCTT-TKCN của Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: Đến thời điểm này, những nội dung trong các phương án đã xây dựng đều đã cơ bản chuẩn bị xong. Trong đó, đáng chú ý, các địa phương đã ký hợp đồng nguyên tắc và vận hành thử để sửa chữa, bảo dưỡng 3 xe ca, 6 máy đào, 2 máy ủi, 24 ô tô tải, 3 xuồng cao, 11 thuyền máy. Các xã, thị trấn ký hợp đồng nguyên tắc được 15 tấn gạo, 9.500 thùng nước suối, 1.000 thùng mỳ tôm, 500 kg lương khô... để sử dụng khi cần thiết.

Phòng chống mưa lũ ở Vũ Quang: Không để “nước đến chân mới nhảy”!

Người dân xã Hương Minh tranh thủ thu hái lứa đậu xanh đầu tiên

Bênh cạnh đó, các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ đập, đường điện, hệ thống thông tin liên lạc, các luồng lạch và bến sông, bến đò.. Để giảm thiểu thiệt hại, hiện nay, người dân Vũ Quang đã chủ động sửa chữa nhà cửa, gầm chạn, tích trữ lương thực, dầu thắp sáng, thuyền cỡ nhỏ.

Các công trình xây dựng trọng điểm như hệ thống kênh mương dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Đức Bồng), nhà máy gỗ ép (Sơn Thọ), cầu Liên Hòa (Đức Liên)... đang gấp rút hoàn thành các hạng mục trọng yếu, dễ bị tác động bởi mưa lũ.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.