(Baohatinh.vn) - Sau khi Báo Hà Tĩnh đăng bài “Thầy giáo nghèo nuốt nước mắt nhìn vợ tai nạn liệt giường không còn tiền chạy chữa”, nhiều độc giả của báo đã đồng cảm, chia sẻ với gia đình thầy giáo Võ Trọng Quân, giáo viên Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh).
Phóng viên Báo Hà Tĩnh (bên trái) thăm hỏi và trao tặng số tiền của bạn đọc ủng hộ gia đình thầy Võ Trọng Quân và chị Lê Thị Cảnh thông qua tài khoản của Báo
Theo đó, sau gần 2 tháng (từ 12/11 đến nay), gia đình thầy giáo Võ Trọng Quân đã nhận được số tiền ủng hộ từ các nhà hảo tâm, bạn bè, đồng nghiệp và học sinh cũ... là độc giả Báo Hà Tĩnh, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.
Thầy Quân bày tỏ lòng cảm kích, sự biết ơn của bản thân và gia đình với Báo Hà Tĩnh cùng quý độc giả của tờ báo. Nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của mọi người, đến nay, bệnh tình của chị Lê Thị Cảnh (vợ thầy Quân) đã có những chuyển biến tốt.
Từ một bệnh nhân nằm liệt giường và gần như mất ý thức, chị Cảnh đã có thể nhận biết những người thân của mình. Tuy ý thức và sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn nhưng chị đã có thể ngồi và bắt đầu tập đi lại những bước đầu tiên. Bản thân thầy Võ Trọng Quân đã có thể yên tâm hơn để đến lớp.
Thầy Quân cho biết, số tiền ủng hộ của cộng đồng sẽ giúp vợ mổ ráp lại xương cổ tay (hiện chưa co duỗi được) sau khi sức khỏe khá hơn.
Nhờ sự động viên và giúp đỡ của cộng đồng, chị Cảnh đang dần bình phục
Như đã thông tin, vào ngày 12/11/2019, bài báo “Thầy giáo nghèo nuốt nước mắt nhìn vợ tai nạn liệt giường không còn tiền chạy chữa” đăng trên Báo Hà Tĩnh (baohatinh.vn) đã nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc với hơn 32 nghìn lượt đọc, hàng nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Thông qua tài khoản ngân hàng, địa chỉ của thầy Quân và tài khoản ngân hàng của Báo Hà Tĩnh, bạn đọc đã gửi tiền hỗ trợ gia đình thầy Quân.
Bên cạnh trường hợp của gia đình thầy Võ Trọng Quân, thời gian qua, chuyên mục “Nhịp cầu yêu thương” Báo Hà Tĩnh đã đăng tải nhiều hoàn cảnh éo le cần sự giúp đỡ của cộng đồng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình cũng như sự chia sẻ của đông đảo bạn đọc.
Không anh em thân thích, chẳng bà con họ hàng, ấy vậy mà hơn 4 năm nay, người phụ nữ tuổi 70 ấy vẫn hết lòng giúp đỡ, chăm sóc người hàng xóm nằm liệt giường. Bà là Nguyễn Thị Dần, thôn Châu Tùng, xã Tùng Ảnh, Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Dù bác sĩ khuyên cho con trai ở lại bệnh viện chữa trị nhưng vì trong nhà “không còn một đồng”, vợ chồng ông Trần Văn Sơn (SN 1950, thôn Đông Trà, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đành nuốt nước mắt nhìn con nằm liệt giường.
Năm học mới đã đến, những người lính Biên phòng Hà Tĩnh đã tích cực chuẩn bị, giúp đỡ các em học sinh khó khăn trên hai tuyến biên giới tiếp tục giấc mơ đến trường.
Biết được hoàn cảnh éo le của em Trần Thị Quyên (SN 2006, trú xã Hương Vĩnh, Hương Khê) từ một chương trình phát sóng trên Báo Hà Tĩnh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) và các mạnh thường quân đã có những sự quan tâm, giúp đỡ khi em vừa đặt chân đến trường.
Chương trình "Chuyến xe 0 đồng" là hoạt động thiện nguyện thường niên của Công ty TNHH Châu Tịnh (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm động viên sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhập học tại Hà Nội.
Bằng những chương trình hỗ trợ thiết thực, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Hà Tĩnh đã giúp hàng nghìn hội viên có cuộc sống ổn định, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Ban Vận động Quỹ vì người nghèo Hà Tĩnh đã kêu gọi các tập thể, cá nhân quyên góp xây dựng nhà ở, hỗ trợ sinh kế giúp người nghèo ở Hương Sơn, Cẩm Xuyên vươn lên trong cuộc sống.
Chuyến ra thăm Lăng Bác là phần thưởng quý nhằm động viên các em đạt thành tích tốt trong chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh triển khai thực hiện.
Công ty TNHH Châu Tịnh (thôn 6, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) bố trí 3 xe giường nằm với tổng số 120 vé miễn phí cho học sinh, sinh viên nghèo Hà Tĩnh lên đường nhập học vào ngày 2/9.
Với số điểm 23,59, em Trần Thị Quyên (Hương Khê, Hà Tĩnh) trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) nhưng em có thể phải ngậm ngùi gác lại giấc mơ giảng đường bởi hoàn cảnh quá éo le.
Ban vận động Quỹ vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với huyện Hương Sơn vừa trao tặng 45 con dê giống sinh sản cho 15 hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Ủy ban MTTQ huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” huyện vừa trao 7 mô hình sinh kế - bò sinh sản cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Với sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác giảm nghèo ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đạt được những kết quả tích cực.
Chồng mất vì đột tử, con mất vì đuối nước, chị Trần Thị Quyên (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cùng người con bị bệnh tim bẩm sinh luôn thầm mong có một phép màu giúp cuộc sống bớt cơ cực.
Những phần quà là nguồn chia sẻ, động viên quý giá đối với các sinh viên, học sinh nghèo vượt khó học giỏi tại các địa phương của Hà Tĩnh trước thềm năm học mới.
Mỗi suất học bổng có trị giá 9 triệu đồng/năm học là nguồn động lực giúp 6 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở xã Kỳ Nam và phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tiếp tục nỗ lực vươn lên trong học tập.
Với tinh thần “Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại”, cán bộ, đoàn viên, hội viên ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hiến hơn 200 đơn vị máu trong ngày hội hiến máu tình nguyện.
80 suất quà đã được Hội Nạn nhân chất độc da cam - bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) trao tặng cho 80 đối tượng bị nhiễm chất độc da cam trực tiếp.
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập, xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã trao quà cho các thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách và người dân trên địa bàn.