Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đặt vấn đề này tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác nội vụ năm 2018 do Bộ Nội vụ tổ chức.
Phát biểu gợi ý một số nhiệm vụ mà ngành Nội vụ cần tập trung trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho rằng cần đánh giá lại hiệu quả thực tế của việc thi nâng ngạch công chức xem thực chất thế nào, có hình thức hay không và yêu cầu của việc thi nâng ngạch dựa trên tiêu chí gì.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
“Có nhất thiết phải thi để rồi ở các địa phương kéo về Hà Nội thi hay không, trong khi chuyên viên ở các địa phương công việc rất nhiều, làm bù đầu? Có người kinh nghiệm qua thực tiễn thì rất giỏi nhưng khi thi lại rớt. Dư luận nói là có vấn đề tiêu cực này kia” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu theo hướng có xây dựng hệ thống tiêu chí rõ ràng, khoa học về trình độ, đạo đức, kinh nghiệm, cống hiến... để nâng ngạch.
“Đã có tiêu chí rõ ràng thì áp vào, rằng người có chức vụ thì gắn với tiêu chí nào để công nhận, người không có chức vụ nhưng có thâm niên hoàn thành nhiệm vụ theo niên hạn thì được nâng ngạch. Điều này là công khai, minh bạch” – Phó Thủ tướng gợi ý và cho biết đã trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhiều lần nên được biết đây cũng là suy nghĩ của Bộ trưởng.
Nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương trình Hội nghị Trung ương 7 khoá XII của Đảng, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp cùng bộ ngành liên quan nghiên cứu đánh giá kỹ để đề xuất, tham mưu.. Tiêu chí nào để xác định là đặc thù, bởi không thể ngành nào cũng đòi đặc thù rồi cuối cùng không còn đặc thù gì cả, ai cũng bảo mình quan trọng như nhau.
Hội nghị toàn quốc triển khai công tác nội vụ năm 2018 của Bộ Nội vụ.
Đề cập vấn đề thi đua khen thưởng, Phó Thủ tướng lưu ý cần rút kinh nghiệm thời gian vừa qua để làm tốt hơn nữa, trong đó có nghiên cứu để sửa đổi luật nhằm thi đua khen thưởng đúng người, đúng thành tích, không cào bằng và không hình thức.
“Thủ tục rườm rà cuối cùng ai đăng ký thì được, không đăng ký thì thôi, đăng ký rồi thì ai cũng đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hết, còn chiến sĩ thi đua thì như nhau... Rồi năm nay anh nhường tôi năm sau tôi nhường anh. Đó không phải là thực chất. Anh hùng là phải có sử tích anh hùng, phải rõ ràng thành tích chứ tổng kết bao nhiêu việc làm của anh em khác, rồi của đơn vị người ta làm cuối cùng dồn cho một người thì không phải” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật và dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ Nội vụ cho hay, có 3.039/3.193 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp bảo đảm quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số (đạt tỷ lệ 95,18%).
Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc 10/5 để thảo luận tại hội trường và ở tổ về các dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch; Luật Sử dụng năng lượng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có văn bản tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng phải đánh thuế nước ngọt sớm hơn, không thể để thế hệ con em tới khi bị béo phì, nhiễm bệnh mới có biện pháp ngăn ngừa.
Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…
Trung tâm hành chính mới của các địa phương ở Hà Tĩnh được chọn phù hợp quy hoạch, đảm bảo không gian phát triển lâu dài, đáp ứng định hướng kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính.