Đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Phấn đấu đến cuối năm 2012 phải có 100% cấp huyện có ít nhất 1 cơ sở dạy nghề công lập đóng vai trò nòng cốt để thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn. Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân Ban trong Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc của Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn đề nghị Bộ Nội vụ chỉ đạo UBND các địa phương phải bố trí cán bộ chuyên trách quản lý dạy nghề tại Phòng LĐ-TB-XH cấp huyện. Trước mắt ở những huyện chưa bố trí được biên chế thì yêu cầu trưởng hoặc phó phòng phải thực hiện kiêm nhiệm phụ trách theo dõi về dạy nghề trên địa bàn cho tới khi sắp xếp được biên chế. Phấn đấu hoàn thành việc bố trí các ban chỉ đạo tại các xã và biên chế cán bộ phụ trách theo dõi dạy nghề cấp huyện trước ngày 30/10.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị, về các nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm các Bộ ngành, địa phương cần tập trung thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đảm bảo chất lượng, hiệu quả, không chạy theo số lượng. Tập trung chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm dạy nghề để triển khai nhân rộng, hướng dẫn các địa phương triển khai tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm sử dụng thẻ học nghề nông nghiệp tại Bến Tre và Thanh Hóa.

Về xây dựng kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2012-2015, Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với các Bộ, ngành rà soát lại các xây dựng kế hoạch 3 năm chi tiết để các địa phương sớm có dữ liệu để lên kế hoạch thực hiện cho địa phương mình.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo, từ khi thực hiện đề án đến nay đã có trên 889.000 lao động nông thôn được học nghề, trong đó gần 650.000 người có việc làm đúng với nghề đào tạo. Các lao động kiếm được việc làm đã giúp trên 23.500 hộ thoát nghèo; hơn 15.600 hộ trở thành hộ khá. Các địa phương cũng đã chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên 9.600 cán bộ công chức cấp xã, nâng tổng số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng ở 51 địa phương khi thực hiện đề án lên hơn 80.000 người.

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 883 giáo việc dạy sơ cấp nghề, nâng tổng số giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm dạy nghề lên trên 7.000 người; bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho gần 2.000 người dạy nghề, nâng tổng số người dạy nghề được bồi dưỡng kỹ năng dạy học là trên 6.700 người.

Đọc thêm

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Đáp nghĩa ân tình với đồng bào miền Bắc

Khắc ghi, trân quý những ân tình đã được đón nhận lúc hoạn nạn, người dân vùng thường xuyên bị thiên tai ở Hà Tĩnh đã hướng về đồng bào miền Bắc với lòng tri ân, thấu cảm sâu sắc...
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh còn sống

Theo thông tin từ Ban chỉ đạo tìm kiếm cứu hộ tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai), đến đầu giờ chiều 15/9 ghi nhận thêm 18 người đã cho là mất tích đã được xác minh. Như vậy, cùng với 11 người được ghi nhận đến khai báo vào ngày 13 và 14/9, đến nay đã ghi nhận có 29 người được cho là mất tích đã được xác minh là còn sống.
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ban Vận động Cứu trợ Trung ương công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1

Ngày 15/9, thông tin từ Ban vận động Cứu trợ Trung ương cho biết, với tinh thần hỗ trợ cao nhất nhanh nhất, kịp thời nhất và đến tận tay người dân, ngay sau khi tiếp nhận được các nguồn kinh phí ủng hộ, trong 2 ngày 12/9 và ngày 13/9, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1 chuyển về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.