7 học sinh chọc tổ ong đất, một em bị đốt tử vong

Trên đường đi học về, 7 em học sinh chọc tổ ong đất bên đường và bị đốt. Hậu quả làm 1 em tử vong, các em còn lại đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Ngày 14/9, ông Sầm Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang điều trị cho 4 em học sinh tiểu học bị ong đốt. Hiện sức khỏe các em ổn định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước đó, trưa ngày 13/9, 7 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mường Típ 2, xã Mường Típ, trên đường đi học về chọc tổ ong đất ven đường. Hậu quả cả 7 em đều bị ong đốt.

Phát hiện sự việc, người dân nhanh chóng đưa các em đến Trung tâm Y tế huyện Kỳ Sơn cấp cứu. Trong đó, 4 em bị thương nhẹ hơn điều trị tại đây. Riêng 3 em nặng được chuyển bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị.

Tuy nhiên, 1 em học sinh lớp 5 đã tử vong trên đường. 2 em còn lại được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cấp cứu, lọc máu.

Theo tài liệu, ong đất được mệnh danh là "ong sát thủ" vì nọc độc nguy hiểm và sự hung dữ. Loài này còn có những hành vi khiến giới khoa học gọi là ong diệt chủng.

Nọc độc ong chứa nhiều chất cực độc như melittin, apamin, phospholipase A2, phospholipase B, chất phá vỡ tế bào mast, hyaluronidase, histamine, dopamine,... trong đó có thành phần chính là melittin và phospholipase A2.

Melittin là chất gây đau ở người bị đốt và nguy hiểm hơn vì làm tan máu và rối loạn đông máu. Apamine là hợp chất có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh và hoạt động cơ bắp, thậm chí gây suy hô hấp, liệt dây thần kinh và tử vong.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?