(Baohatinh.vn) - TP Hà Tĩnh đã chủ động vận hành hệ thống cống chính thoát nước trên địa bàn nhằm chủ động ứng với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4.
TP Hà Tĩnh có 33 km đê với 11 hệ thống cống lớn, làm nhiệm vụ tiêu thoát nước chính các khu vực trên địa bàn và một số vùng phụ cận. Những ngày qua, UBND thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn và địa phương kiểm tra, căn thủy triều xuống để vận hành mở cống qua đê, cống tiêu trên địa bàn nhằm chủ động tiêu thoát lũ. Cống Cầu Sú (phường Thạch Linh) là nơi đón lưu vực nước khá lớn (khoảng 20 km2) đổ về từ các vùng: phía Tây TP Hà Tĩnh, xã Tân Lâm Hương và một phần phía Tây huyện Thạch Hà. Trong những ngày qua, UBND thành phố đã phối hợp với đơn vị quản lý để linh hoạt vận hành, tranh thủ tối đa thời gian để tiêu thoát nước ra sông Cày nhằm ứng phó với diễn biến có thể gây mưa lớn trong những ngày tới. Cống Đập Cót (phường Văn Yên) là "cửa ra" của toàn bộ lượng nước từ khu vực các phường: Hà Huy Tập, Nam Hà Văn Yên và Đại Nài. Đây cũng là một trong những vị trí cống trọng yếu trên đê nhằm đảm bảo thoát nước cho khu vực nội thị.
Theo lãnh đạo UBND phường Văn Yên, căn cứ vào thời gian thủy triều xuống, những ngày qua, địa phương thường xuyên kiểm tra, vận hành mở 3 cánh cửa cống đẩy nước ra sông Rào Cái; đồng thời, thực hiện khơi thông dòng chảy để đảm bảo tiêu thoát nước tốt nhất.
Ông Hồ Sĩ Vinh - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Môn (xã Đồng Môn) cho biết: "Chúng tôi phụ trách quản lý vận hành 2 cống lớn trên đê Đồng Môn là K11 và K12. Những ngày qua, thủy triều thường xuống vào ban đêm, chúng tôi sẽ mở cống để đẩy nước ra ngoài đê; vào ban ngày khi thủy triều lên sẽ tiến hành đóng cống". Để vận hành an toàn và chủ động các vị trí cống tiêu thoát nhằm ứng phó với ảnh hưởng của mưa bão, các phường, xã đã bố trí lực lượng 24/24h, thường xuyên theo dõi triều cường để vận hành, điều tiết đóng - mở cống. Trong ảnh: Nhân viên vận hành đóng cống Thạch Môn 3 (xã Đồng Môn) khi thủy triều lên, ngăn không cho nước vào trong đê.
Tại một số vị trí, công tác điều tiết cống đang phải thực hiện thủ công nên khá vất vả. Dù vậy, với tinh thần chủ động ứng phó với thiên tai, các lực lượng quyết tâm cao cho nhiệm vụ, nỗ lực giảm thiểu ngập úng cho khu vực nội thị trong diễn biến mưa lớn. "Theo tính toán, ngày 19/9, thời gian thủy triều xuống sẽ diễn ra sớm hơn (khoảng 1h sáng), chúng tôi sẽ túc trực, mở cống kịp thời để tranh thủ tối đa thời gian đẩy nước ra ngoài" - ông Trần Ngọc Hồng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thạch Hạ cho biết.
Thực hiện Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh, ngày 18/9, UBND thành phố Hà Tĩnh ban hành công điện về việc khẩn trương ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các phường, xã gấp rút triển khai công tác ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ", có phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; thường xuyên kiểm tra, căn triều cường trên các sông để chủ động vận hành, mở cống qua đê, cống tiêu thoát lũ nhằm giảm trữ lượng nước cuối nguồn, đảm bảo tiêu thoát tốt trong diễn biến mưa bão.
Tổ chức kiểm tra, khơi thông mương, hố ga từ các tuyến ngõ ra kênh tiêu chính để đảm bảo tiêu thoát nước; chỉ đạo thôn, tổ dân phố tuyên truyền, hướng dẫn người dân gia cố, thực hiện các biện pháp bảo vệ nhà cửa và công trình phụ trợ.
Đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất thành phố, chỉ đạo các đơn vị thi công thực hiện đảm bảo an toàn các công trình trên địa bàn, có phương án ứng phó với thiên tai đối với từng công trình cụ thể.
Phòng Quản lý đô thị, Kinh tế, Văn hóa - thông tin theo chức năng, nhiệm vụ bám sát địa bàn, chỉ đạo kịp thời các phương án phòng chống thiên tai; các lực lượng công an, quân sự sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng, phương án cứu hộ, sơ tán trong điều kiện cần thiết.
Video: Chủ động điều tiết cống tiêu thoát trên đê ở TP Hà Tĩnh.
Tháng 4 tới, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày và lễ 30/4–1/5 kéo dài 5 ngày liên tục.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Cựu chiến binh Trần Trung Bố (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từng hi sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, ông tiên phong hiến đất mở đường để xây dựng quê hương.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Gần 200 đoàn viên, thanh niên tham gia làm sạch bãi biển Lộc Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) trong khuôn khổ chương trình “Ra quân bảo vệ môi trường biển, phòng chống rác thải nhựa”.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Cô và trò Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) đã có nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, chung tay xây dựng trái đất ngày một tươi đẹp hơn.