Ăn trái cây lúc nào là tốt nhất?

Trái cây rất tốt cho sức khỏe. Bạn cần ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày tương đương với khoảng 2-2,5 cốc trái cây. Việc lựa chọn thời điểm ăn cũng rất quan trọng vì nó giúp phát huy được hết những lợi ích của trái cây.

Ăn trái cây buổi sáng là tốt nhất

Do trái cây chứa hàm lượng fructose cao, nên tốt nhất là ăn vào buổi sáng sau một giấc ngủ dài ban đêm. Nếu bạn ăn trái cây quá gần với thời gian đi ngủ, hàm lượng đường cao sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn. Trái cây dễ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa của cơ thể, vì vậy bạn nên ăn nó trước khi bạn nạp năng lượng như ăn trước bữa sáng hoặc trước bữa trưa.

Sau khi ăn trái cây, chờ khoảng 1-2 giờ để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn trước khi ăn các bữa chính. Cách này sẽ giúp bạn có đủ thời gian để không cảm thấy chướng hơi, đầy bụng và dạ dày sẽ được làm sạch để sẵn sàng nhận nguồn thực phẩm tiếp theo.

an trai cay luc nao la tot nhat

Không bao giờ ăn trái cây trong bữa ăn

Có một sự thật ít người biết rằng bạn không bao giờ nên ăn trái cây cùng với bất cứ thực phẩm nào. Mặc dù ăn sa-lát hoa quả là tốt, tuy nhiên, ăn chúng với quá nhiều thực phẩm khác có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này đúng với cả sinh tố trái cây. Ngoài ra, không pha sữa với sinh tố.

Vì sao ăn trái cây đúng thời điểm giúp cải thiện sức khỏe và tâm trạng?

Bằng cách ăn trái cây buổi sáng bạn sẽ được tăng cường năng lượng và dinh dưỡng nhanh chóng suốt cả ngày. Sự gia tăng năng lượng (và giảm cơn đói) sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn và dễ dàng đưa ra các quyết định đúng đắn.

Ngoài những lợi ích tuyệt vời này, ăn trái cây cũng giúp bạn giảm cân. Trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và carbonhydrat lành mạnh giúp cơ thể thoải mái suốt cả ngày.

Cuối cùng, các loại trái cây khác nhau có chứa những dưỡng chất khác nhau như trái bơ chứa nhiều vitamin K, B5, B6 và E trong khi chuối chứa nhiều kali…Bằng việc ăn nhiều loại trái cây, cơ thể sẽ hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Theo BS Nhật Nguyệt/SK&ĐS

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.