Rửa bát bằng máy hay bằng tay sạch hơn?

Dù máy rửa bát đã phổ biến, không ít gia đình vẫn giữ thói quen rửa bát bằng tay vì nghĩ sạch và tiết kiệm hơn.

Nhưng khoa học nói điều ngược lại. Dưới đây là lý do các chuyên gia khuyên nên rửa bát bằng máy.

Diệt khuẩn hiệu quả hơn

Một trong những hạn chế lớn nhất của rửa bát bằng tay là không đạt nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn. Theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nước cần đạt ít nhất 60°C để khử trùng bát đĩa. Đây là mức nhiệt quá cao để tiếp xúc bằng tay trần.

Theo nghiên cứu của National Sanitation Foundation (NSF), các máy rửa chén đạt chuẩn có thể làm nóng nước lên đến 70°C, đủ để tiêu diệt gần 100% vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Salmonella, thường tồn tại trên bề mặt bát đĩa sau khi ăn.

Tiết kiệm nước và điện

Rửa bằng tay tưởng chừng tiết kiệm nhưng thực tế lại tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn. Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Mỹ, chuyên hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Natural Resources Defense Council (NRDC), một lần rửa bát bằng tay có thể tiêu tốn tới 102 lít nước, gấp 9 lần so với máy rửa chén đạt chuẩn Energy Star – vốn chỉ sử dụng khoảng 11 lít mỗi lần rửa.

Tổ chức này cũng ước tính nếu tất cả hộ gia đình Mỹ chuyển sang sử dụng máy rửa chén tiết kiệm năng lượng, mỗi năm có thể tiết kiệm hơn 200 tỷ lít nước, tương đương lượng tiêu thụ hàng năm của gần một triệu người.

Ngoài ra, các máy hiện đại còn có chế độ Eco tiết kiệm điện, giảm đáng kể chi phí điện năng hằng tháng.

Miếng bọt biển: ổ vi khuẩn tiềm ẩn

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Scientific Reports (Nature, 2017) do Viện Vi sinh ứng dụng Furtwangen, Đức, thực hiện phân tích hơn 14 miếng bọt biển dùng trong nhà bếp và phát hiện hàng tỷ vi khuẩn trên mỗi centimet vuông, gồm các chủng gây bệnh như Moraxella osloensis, có thể gây nhiễm trùng da và hô hấp.

Điều đáng lo ngại là việc rửa bọt biển bằng nước nóng hoặc lò vi sóng không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn mà đôi khi còn làm chúng kháng nhiệt tốt hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị nên thay bọt biển ít nhất một tuần một lần, hoặc tốt hơn là loại bỏ hoàn toàn bằng cách chuyển sang máy rửa chén.

Ảnh minh họa: Choice.com
Ảnh minh họa: Choice.com

Tiết kiệm thời gian và bảo vệ đôi tay

Theo khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận vì môi trường American Time Use Survey (2022), trung bình người Mỹ dành khoảng 15-30 phút mỗi ngày để rửa bát bằng tay. Tính trung bình, việc sử dụng máy rửa chén có thể tiết kiệm hơn 180 giờ mỗi năm – tương đương một tuần làm việc toàn thời gian.

Ngoài ra, các bác sĩ da liễu tại American Academy of Dermatology, cho biết tiếp xúc thường xuyên với xà phòng và nước nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da tay, gây viêm da tiếp xúc, nứt nẻ và khô ráp.

Không cần tráng trước

Theo khảo sát của Consumer Reports năm 2020, 59% người dùng vẫn có thói quen tráng bát đĩa trước khi cho vào máy, nhưng điều này không cần thiết. Kỹ sư sản phẩm của hãng Bosch giải thích: "Các máy rửa chén hiện đại có cảm biến để điều chỉnh lượng nước và nhiệt độ dựa trên mức độ bẩn của bát đĩa. Nếu tráng trước, cảm biến sẽ nhận diện là sạch và chu trình rửa sẽ yếu đi".

Ngoài ra, chất tẩy rửa trong máy được thiết kế để hoạt động tốt hơn khi có thức ăn thừa bám vào, giúp tăng hiệu quả làm sạch.

Khi nào nên rửa tay?

Tất nhiên, không phải lúc nào cũng nên sử dụng máy rửa chén. Các vật dụng như dao sắc, đồ gỗ, gang, đồ sứ cổ, hoặc bát đĩa vẽ tay đều không nên đưa vào máy do dễ bị xỉn màu hoặc hỏng hóc.

Với các vết bẩn cháy khét hoặc lượng bát đĩa quá ít, rửa tay vẫn là giải pháp linh hoạt hơn. Trong những trường hợp này, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng nước ấm, khăn sạch và cọ chuyên dụng để tránh lây nhiễm vi khuẩn chéo.

vnexpress.net

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

5 cách bảo vệ lá phổi vào mùa đông

Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.