Máy bay KC-330 làm nóng tranh chấp Đông Á

Việc Hàn Quốc được trang bị đội bay tiếp dầu trên không KC-330 sẽ làm tình hình liên quan đến tranh chấp lãnh thổ tại Đông Á thêm nóng.

Theo Yonhap ngày 30/1, Bộ trưởng Quốc phòng Jeong Kyong-doo chủ trì buổi lễ công bố dây chuyền sản xuất máy bay tiếp dầu Airbus KC-330, được chuyển giao cho Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái theo hợp đồng mua sắm tổng cuộc 4 chuyên cơ.

Không quân Hàn Quốc có kế hoạch triển khai KC-330 vào năm 2020. "Loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không này sẽ tăng cường khả năng cho quân đội chúng ta đối phó với mối đe dọa đến từ mọi hướng trong điều kiện an ninh thay đổi", Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc phát biểu tại buổi lễ ở Gimhae, tỉnh Nam Gyeongsang.

Máy bay KC-330 làm nóng tranh chấp Đông Á

Máy bay KC-330.

Nói về lợi thế của Không quân Hàn Quốc khi vận hành KC-330, Tư lệnh Không quân Hàn Quốc, Tướng Lee Wang-keun cho biết việc mua sắm máy bay mới đánh dấu một bước đột phá về sức mạnh không quân của nước này.

Vị Tư lệnh này cho biết: "Các máy bay chiến đấu sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động và có nhiều thời gian hơn cho hoạt động xung quanh Dokdo và Ieodo. Máy bay tiếp nhiên liệu cũng đóng góp tích cực vào việc bảo vệ Vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc".

Được biết, Dokdo là tên của các hòn đảo cực Tây theo tiếng Hàn Quốc, đang có sự tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Và Ieodo là một nguồn tranh chấp lãnh thổ trong vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.

Từ tuyên bố của tướng Lee Wang-keun cho thấy, Hàn Quốc sẽ tăng cường hoạt động xung quanh Dokdo và Ieodo bất chấp dự báo của phía giới quân sự Nhật Bản rằng, hoạt động này có thể gây nên một cuộc chiến tranh tại Đông Á.

Được biết, một chuỗi các hòn đảo tại biển Nhật Bản mà phía Seoul gọi là Dokdo trong khi Tokyo gọi là Takeshima được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền năm 1905, trước khi quốc gia này tiến hành chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Hàn Quốc khẳng định, chuỗi đảo này thuộc chủ quyền của mình khi tuyên ngôn độc lập năm 1945.

Hàn Quốc gần đây còn triển khai một lực lượng cảnh sát nhỏ trên Dokdo, đồng thời tìm cách tăng cường quyền kiểm soát đối với quần đảo này sau khi Nhật Bản vừa cho in sách giáo khoa mới, trong đó tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp này.

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này khiến cho quan hệ Seoul – Tokyo thỉnh thoảng lại "chuệch choạng" và ngày càng trở nên căng thẳng trong những năm gần đây. Nhật Bản cũng từng bắt giữ thuyền trưởng tàu cá của Hàn Quốc với cáo buộc xâm nhập vùng lãnh hải này.

Mới đây, căng thẳng được đẩy lên cao trào khi giới chức Hàn Quốc cấm nhập cảnh đối với ba nghị sĩ Nhật Bản sau khi họ đến Seoul với kế hoạch đến thăm đảo Ulleung nằm gần quần đảo tranh chấp Takeshima/Dokdo. Nhóm nghị sĩ này bị chặn lại tại một sân bay ở Seoul và được đưa về Tokyo.

Máy bay KC-330 làm nóng tranh chấp Đông Á
Theo Đất Việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast