Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

(Baohatinh.vn) - Đó là yêu cầu được Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đặt ra trong buổi kiểm tra thực tế vào sáng 22/9 tại huyện và TX Kỳ Anh nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng đoàn kiểm tra thực tế sản xuất tại HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng ở thôn Tiến Thắng, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh)...

Trong chương trình làm việc của Thường trực BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững mỗi xã một sản phẩm, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra thực tế tại 2 đơn vị sản xuất lớn đang xây dựng sản phẩm OCOP của thị xã và huyện Kỳ Anh là HTX Chế biến và Thu mua thủy hải sản Chiến Thắng (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) và HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh).

HTX Chế biến thủy hải sản Chiến Thắng có 7 thành viên, sản lượng hằng năm đạt 100.000 lít nước mắm; thu mua khoảng 150-200 tấn nguyên liệu các loại/năm, 10-15 tấn ruốc chợp, 200-400 tấn sứa chế biến, 20-25 tấn cá khô, mực khô.

Sản phẩm nước mắm của HTX đăng ký tham gia chương trình OCOP của tỉnh năm 2019.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

... và kiểm tra truy xuất nguồn gốc sản phẩm nước mắm Luận Nghiệp của HTX Chế biến và thu mua thủy hải sản Chiến Thắng

Qua kiểm tra thực tế tại HTX Chế biến và Thu mua thuỷ hải sản Chiến Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng, HTX đã biết cách hoạt động kinh doanh dựa trên phương thức sản xuất truyền thống. Sản phẩm đã có nguồn gốc, mẫu mã, quy trình nên đã khắc phục các hạn chế của phương thức sản xuất như trước đây, từ đó hiệu quả sản xuất cũng được tăng lên.

Bí thư Tỉnh ủy đồng tình với đề xuất mở rộng quy mô của HTX, tuy nhiên yêu cầu cần phải có quy trình sản xuất chuẩn hóa, đồng thời kiểm soát quá trình chế biến để đảm bảo chất lượng; cơ sở sản xuất sản phẩm phải thực sự gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo quy trình khép kín, tạo thiện cảm cho khách đến tham quan, học tập.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cùng đoàn công tác trao đổi với đại diện HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh)

Bí thư Tỉnh ủy cũng đã kiểm tra thực tế tại HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương - cơ sở có sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Phú Khương là 1 trong 6 sản phẩm được Ban Chỉ đạo đề án OCOP Hà Tĩnh lựa chọn xây dựng sản phẩm điểm.

HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương đã được hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác, xây dựng chất lượng sản phẩm, quảng bá xúc tiến thương mại, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Sản phẩm nước mắm Phú Khương đã được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, đang từng bước tiếp cận các thị trường lớn. Năm 2018, doanh thu đạt trên 8,5 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 2 tỷ đồng, tăng 1,5 tỷ đồng so với năm 2017; giải quyết việc làm cho 14 lao động thường xuyên với thu nhập 5,5 triệu đồng/người/tháng và 20 lao động thời vụ.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

... và kiểm tra các sản phẩm tham gia OCOP của huyện Kỳ Anh

Đánh giá cao nỗ lực của HTX Thu mua và Chế biến thủy, hải sản Phú Khương trong thời gian qua, Bí Thư Tỉnh ủy lưu ý, đơn vị phải cần chú trọng hơn nữa kiểm soát chất lượng.

“Muốn nâng tầm thương hiệu, trước hết phải bắt đầu từ chính con người, nội lực tự thân của HTX và phải làm sao sản phẩm được nâng tầm thành sản phẩm du lịch của địa phương, có như thế mới dần hình thành sự chuyên môn hóa trong khâu sản xuất, quảng bá sản phẩm” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Qua chuyến kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất ở hai địa bàn huyện và thị xã Kỳ Anh, Bí thư thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho rằng: OCOP đặt ra nhiều thách thức lẫn cơ hội cho cho người dân lẫn chính quyền, chính vì vậy, cần có sự nghiêm túc, chỉn chu trong từng sản phẩm, cùng với việc phát triển thương hiệu thì chất lượng sản phẩm cũng phải luôn song hành. Chương trình OCOP gắn với tái cơ cấu nông nghiệp chính là điểm cốt lõi trong xây dựng chương trình NTM.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: Xây dựng sản phẩm OCOP thành “sứ giả” văn hóa của từng địa phương

Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ các HTX trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, hướng tới đạt chuẩn OCOP chính thức

Bên cạnh ghi nhận nỗ lực của các đơn vị và cấp ủy, chính quyền các địa phương, Bí Thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế đó là: Các cơ sở tham gia OCOP tuy rất quyết tâm, tự lực, tự cường nhưng thiếu về chuyên môn, kinh nghiệm, nhất là kiến thức tiếp cận thị trường, truy xuất nguồn gốc; còn gặp khó khăn trong huy động vốn, mở rộng mặt bằng, nâng cấp trang thiết bị, phát triển sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn yêu cầu chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ các HTX trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, hướng tới đạt chuẩn OCOP chính thức.

Bên cạnh đó, làm tốt hơn nữa việc kết nối thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩm chủ lực của địa phương; xây dựng sản phẩm OCOP thành sản phẩm du lịch, “sứ giả” văn hóa cho từng địa phương.

Năm 2019, TX Kỳ Anh có 8 tổ chức, cá nhân đăng ký ý tưởng sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP năm 2019. UBND thị xã đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát, đã lựa 4 sản phẩm của 4 tổ chức, cá nhân tham gia chương trình. Qua đó, đã tiến hành họp thẩm định, chấm điểm, phân hạng các sản phẩm. Kết quả, đã có 3 sản phẩm nước mắm của 3 tổ chức đạt tiêu chuẩn 3 sao (đạt tiêu chuẩn xúc tiến thương mại trong tỉnh, tập trung nâng cấp phát triển lên hạng 4 sao).

Còn tại huyện Kỳ Anh, có 8 cơ sở đăng ký tham gia chương trình OCOP năm 2019, trong đó, đợt 1/2019, đề xuất thẩm định, phân hạng sản phẩm “Nước mắm Phú Khương” của Hợp tác xã Thu mua và Chế biến thủy hải sản Phú Khương - Kỳ Xuân và Sản phẩm “Nước mắm Bà Lý” của Hợp tác xã Thu mua và Chế biến thủy hải sản Trung Tiến - Kỳ Khang, đã hoàn thành hồ sơ trình Hội đồng đánh giá OCOP tỉnh.

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast