Các nhà khảo cổ tìm thấy một kho tàng hiện vật khổng lồ của những người lính La Mã trong khu định cư Son Catlar ở Tây Ban Nha.
Một mảnh lưỡi dao cùng các hiện vật khác trong kho vũ khí ở Son Catlar. Ảnh: Đại học Alicante.
Theo một tuyên bố của Viện Nghiên cứu Khảo cổ học và Di sản Lịch sử (INAPH) thuộc Đại học Alicante, khám phá được thực hiện vào tuần trước, bao gồm một loạt hiện vật như dao, mũi tên ba đầu, mũi giáo, phi tiêu, dụng cụ phẫu thuật và một chiếc thìa bằng đồng. Chúng có niên đại vào khoảng năm 100 trước Công nguyên.
Son Catlar là khu định cư lớn nhất thuộc thời kỳ Talayotic - thuật ngữ mô tả xã hội tồn tại trên quần đảo Gymnesian của Tây Ban Nha trong suốt thời kỳ đồ sắt. Địa điểm này được bao quanh bởi một bức tường đá kiên cố có chu vi khoảng 900 m, cùng với các cổng và tháp lính canh.
Một cửa ngõ liên kết với cổng và tường rào trong khu định cư Son Catlar. Ảnh: Đại học Alicante.
Hãng tin La Vanguardia cho biết rằng bức tường có niên đại vào giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 4 trước Công nguyên. Điều đó có nghĩa là nó xuất hiện trước cả khi những người lính La Mã đến chiếm đóng quần đảo vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên. Người Talayotic đã áp dụng nhiều kỹ thuật phức tạp để xây tường, bao gồm việc dùng các khối đá khổng lồ xếp lên nhau mà không cần vữa.
Theo Đại học Alicante, khu định cư Son Catlar đã được người dân địa phương cải tạo một vài lần để đối phó với cuộc chiến tranh Punic giữa người La Mã và Carthage, diễn ra từ năm 264 đến năm 146 trước Công nguyên, và cuộc chinh phục của người La Mã trên quần đảo vào năm 123 trước Công nguyên.
Các cuộc khai quật tại Son Catlar đã được tiến hành từ năm 2016 cho đến nay. Kho vũ khí mới được phát hiện gần một cửa ngõ uốn cong và đóng vai trò là một phần trong hệ thống phòng thủ của khu định cư.
“Son Catlar có ý nghĩa vô giá đối với các nhà khảo cổ vì nó cung cấp rất nhiều phạm vi để nghiên cứu về xung đột và chiến tranh trong quá khứ”, trưởng nhóm khai quật Fernando Prados tại Đại học Alicante nhấn mạnh.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, máy tạo nhịp tim siêu nhỏ không có dây và chỉ dày 1mm, dài 3,5mm, vừa với đầu ống tiêm, được ghép nối với một miếng dán mềm trên ngực bệnh nhân.
Ngày 1/4/2025, VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố triển khai Chương trình Đào tạo Kỹ sư AI Vingroup năm 2025. Học viên sẽ được đào tạo miễn phí với sự dẫn dắt của chuyên gia đầu ngành trong nước và thế giới. Đi cùng là cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Vingroup cùng học bổng du học trường top đầu thế giới về công nghệ.
Chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp, nhất là DNNVV đầu tư chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả SXKD được chứng minh tại mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp công nghệ cao quy mô lớn duy nhất tại Hà Tĩnh.
Sau quá trình thử nghiệm kỹ lưỡng, các nhà khoa học đã xác định được phân tử CIM-834, một chất ức chế mạnh mẽ có khả năng ngăn chặn hoàn toàn sự nhân lên của virus SARS‑CoV‑2.
Người dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ sớm được trải nghiệm dịch vụ Internet truyền qua vệ tinh Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp.
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, tàu Dragon đưa hai phi hành gia trở về Trái Đất sẽ triển khai bật dù ngoài khơi bang Florida để hạ cánh xuống biển, nơi một tàu cứu hộ sẽ đón phi hành đoàn.
Không chỉ nghiên cứu, bảo tồn mà KHKT đang góp phần phát triển bền vững nghề trồng cây ăn quả nói chung và đặc sản cam bù Hương Sơn, cam giòn Thượng Lộc nói riêng ở Hà Tĩnh.
Trần Anh Minh, 37 tuổi, với nghiên cứu đột phá về chip quang, được chủ nhân Nobel Vật lý 2014 đánh giá là người "có giá trị đặc biệt" trong lĩnh vực quang tử ở Mỹ.
Mẫu tàu viên đạn tốc độ 450 km/h của Trung Quốc, CR450, đang trải qua các thử nghiệm diện rộng và đánh giá nguyên mẫu, mở đường cho hoạt động thương mại.
Theo kết quả Bộ chỉ số PII năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đạt 33,62 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành; tăng thứ hạng từ nhóm 3 lên nhóm 2 và tăng 8 bậc so với năm 2023.
Hà Tĩnh đang tập trung phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong xây dựng, phát triển đất nước thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế mạnh mẽ.
Giải thưởng VinFuture công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14h ngày 17/4. Sau 4 năm triển khai, giải thưởng đã thu hút gấp gần 3 lần số lượng đề cử - từ 599 dự án năm đầu tiên lên đến 1.469 dự án vào mùa giải gần nhất năm 2024.
Các dự án KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh đang được triển khai hiệu quả, có nhiều tiềm năng hiệu quả kinh tế cao và dễ nhân rộng.
Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ sớm tham mưu tỉnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đột phá, huy động tất cả các lực lượng nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Sau khi thả các cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Hà Tĩnh phấn đấu nâng cao đóng góp của KH&CN và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Max Planck của Đức, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang trong giai đoạn "quá hạn" đối mặt với một siêu bão Mặt trời có sức tàn phá khủng khiếp, đe dọa toàn bộ hệ thống vệ tinh và lưới điện toàn cầu.
Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin cho biết vaccine ung thư của nước này dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2025.
4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp các Hội KH&KT huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.