Đề xuất của Washington đưa ra trong bối cảnh các nghị sỹ Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga nếu Moscow bán hệ S-400 cho các nước khác.
Tờ báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề chính trị - quân sự Tina Kaidanov sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 31/3 tới để chào bán hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ cho Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận mua 4 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trị giá 2,5 tỷ USD, hồi cuối năm 2017. Ảnh: Sputnik
Theo một nguồn tin cấp cao của Mỹ, Washington muốn chào bán Patriot để Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 Triumf của Nga. Chính quyền Trump cũng đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm của bà Kaidanow tới Ankara trong bối cảnh Washington coi doanh số vũ khí như một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình.
Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận mua 4 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trị giá 2,5 tỷ USD, hồi cuối năm 2017. Moscow dự kiến bàn giao tổ hợp đầu tiên cho Ankara vào năm 2019.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã giải thích việc mua S-400 rằng, Ankara cần hệ thống phòng thủ tên lửa mới vì các hệ thống phòng thủ hiện nay của nước này đều đã lỗi thời.
Mỹ đã nhiều lần ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga. Washington cho rằng tên lửa S-400 sẽ gây ra mối đe dọa lớn về an ninh đối với NATO nếu nó được tích hợp vào lưới phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của khối. Tuần trước, một nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ đã gửi thư tới Bộ Ngoại giao thúc giục việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới với Nga nếu Moscow bán S-400 cho các nước khác.
Washington thậm chí đã cảnh báo Ankara sẽ phải đối mặt với “hậu quả” nếu tiếp tục mua S-400 của Nga. Trong khi đó, Ankara cũng tuyên bố sẽ đáp trả bất cứ biện pháp trừng phạt nào mà Mỹ áp đặt đối với việc mua bán S-400.
Giới phân tích cho rằng, Ankara quyết tâm theo đuổi hợp đồng mua S-400 bởi không quân nước này đã suy yếu nghiêm trọng sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2016.
Theo các chuyên gia, S-400 tỏ ra vượt trội so với tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ là MIM-104 Patriot. Ra mắt lần đầu năm 1984, phiên bản PAC-3 hiện đại nhất chỉ có tầm bắn tối đa 70 km và trần bắn 24 km, so với khả năng diệt mục tiêu từ cách 400 km của S-400.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.