Mỹ mời chào Thổ Nhĩ Kỳ phiên bản thay thế cho S-400 của Nga

Đề xuất của Washington đưa ra trong bối cảnh các nghị sỹ Mỹ đang thúc đẩy các biện pháp trừng phạt Nga nếu Moscow bán hệ S-400 cho các nước khác.

Tờ báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề chính trị - quân sự Tina Kaidanov sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 31/3 tới để chào bán hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ cho Ankara.

my moi chao tho nhi ky phien ban thay the cho s 400 cua nga

Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận mua 4 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trị giá 2,5 tỷ USD, hồi cuối năm 2017. Ảnh: Sputnik

Theo một nguồn tin cấp cao của Mỹ, Washington muốn chào bán Patriot để Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không S-400 Triumf của Nga. Chính quyền Trump cũng đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm của bà Kaidanow tới Ankara trong bối cảnh Washington coi doanh số vũ khí như một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận mua 4 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, trị giá 2,5 tỷ USD, hồi cuối năm 2017. Moscow dự kiến bàn giao tổ hợp đầu tiên cho Ankara vào năm 2019.

Đầu tháng này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã giải thích việc mua S-400 rằng, Ankara cần hệ thống phòng thủ tên lửa mới vì các hệ thống phòng thủ hiện nay của nước này đều đã lỗi thời.

Mỹ đã nhiều lần ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 từ Nga. Washington cho rằng tên lửa S-400 sẽ gây ra mối đe dọa lớn về an ninh đối với NATO nếu nó được tích hợp vào lưới phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của khối. Tuần trước, một nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ đã gửi thư tới Bộ Ngoại giao thúc giục việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới với Nga nếu Moscow bán S-400 cho các nước khác.

Washington thậm chí đã cảnh báo Ankara sẽ phải đối mặt với “hậu quả” nếu tiếp tục mua S-400 của Nga. Trong khi đó, Ankara cũng tuyên bố sẽ đáp trả bất cứ biện pháp trừng phạt nào mà Mỹ áp đặt đối với việc mua bán S-400.

Giới phân tích cho rằng, Ankara quyết tâm theo đuổi hợp đồng mua S-400 bởi không quân nước này đã suy yếu nghiêm trọng sau cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2016.

Theo các chuyên gia, S-400 tỏ ra vượt trội so với tên lửa phòng không chủ lực của Mỹ là MIM-104 Patriot. Ra mắt lần đầu năm 1984, phiên bản PAC-3 hiện đại nhất chỉ có tầm bắn tối đa 70 km và trần bắn 24 km, so với khả năng diệt mục tiêu từ cách 400 km của S-400.

Theo VOV.VN/Sputnik

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.