Giải Nobel Hóa học 2020 vinh danh 2 nhà khoa học người Pháp và Mỹ

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Hóa học năm 2020 thuộc về hai nhà khoa học Jennifer A. Doudna (người Mỹ) Emmanuelle Charpentier (người Pháp).

Giải Nobel Hóa học 2020 vinh danh 2 nhà khoa học người Pháp và Mỹ

Chân dung hai nhà khoa học nữ Emmanuelle Charpentier (trái, người Pháp) và Jennifer A. Doudna (người Mỹ) đoạt giải Nobel Hóa học 2020 trong cuộc họp báo công bố giải Nobel ở Stockholm, Thụy Điển ngày 7/10/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chiều 7/10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Hóa học năm 2020 thuộc về hai nhà hóa học nữ gồm nhà hóa học Pháp Emmanuelle Charpentier và nhà hóa học Mỹ Jennifer A. Doudna , tôn vinh công trình phát triển phương pháp chỉnh sửa gene.

Đây là giải thưởng thứ ba được công bố mùa giải Nobel năm nay.

Trước đó, 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Michael Houghton và Charles M.Rice, đã giành giải Nobel Y học với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C, trong khi đó giải Nobel Vật lý đã thuộc về 3 nhà khoa học Roger Penrose (người Anh), Reinhard Genzel (người Đức) và Andrea Ghez (người Mỹ) với những nghiên cứu liên quan hố đen.

Năm ngoái, Giải Nobel Hóa học 2019 đã được trao cho 3 nhà hóa học của Mỹ, Anh và Nhật Bản, tôn vinh các công trình phát triển pin lithium-ion .

Đó là các nhà hóa học John Goodenough (người Mỹ), Stanley Whittingham (người Anh) và Akira Yoshino (Nhật Bản).

Giáo sư John Goodenough là giáo sư lớn tuổi nhất nước Mỹ đạt giải Nobel, khi ông 97 tuổi./.

Theo Bích Liên (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.