Phát hiện 60 xác tàu nguyên vẹn sau 2.000 năm dưới biển Đen

Các nhà khoa học tìm thấy tổng cộng 60 xác tàu đắm được bảo quản hoàn hảo từ cách đây hơn 2.000 năm dưới đáy biển Đen.

Đoàn thám hiểm thu thập mẫu vật. Video: YouTube.

Một trong những dự án khảo cổ dưới biển lớn nhất thế giới đã kết thúc hôm qua, sau khi chuyến thám hiểm kéo dài ba năm hé lộ hơn 60 xác tàu đắm cổ đại, trong đó con tàu lâu đời nhất có niên đại 2.500 năm tuổi, theo International Business Times.

Dự án Black Sea MAP nhằm tìm hiểu những thay đổi trong môi trường cổ đại ở khu vực biển Đen, bao gồm tác động của sự thay đổi mực nước biển trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học rất bất ngờ khi vô tình tìm thấy một đoàn tàu đắm trong lúc sử dụng robot dưới nước để khảo sát vùng ven biển Bulgari. Phần lớn những chiếc tàu từ nền văn minh La Mã, Hy Lạp và Ottoman được bảo quản một cách hoàn hảo.

phat hien 60 xac tau nguyen ven sau 2 000 nam duoi bien den

Xác một chiếc tàu đắm nguyên vẹn từ thời đế chế Ottoman. Ảnh: Rodrigo Pacheco Ruiz.

Biển Đen gần như không có ánh sáng, oxy với rất ít dạng sống tồn tại, có nghĩa các tổ chức sinh vật phân hủy gỗ trong nước. Điều kiện này giúp duy trì xác tàu trong tình trạng giống hệt như khi chưa đắm, nhiều con tàu vẫn đứng vững, bánh lái còn nguyên và vô số thiết bị cũng như thùng hàng nằm trên boong.

Trên một chiếc tàu La Mã 2.000 năm tuổi, các nhà nghiên cứu thậm chí tìm thấy sợi dây thừng vẫn nguyên vẹn, và có một số tàu họ mới chỉ thấy trước đó trong những bức bích họa cổ đại. Tất cả đồ tạo tác nhóm nghiên cứu phát hiện đều được in lại bằng máy in 3D thuộc loại chi tiết nhất thế giới.

"Giờ đây, Black Sea MAP đang tiến tới chặng cuối của mùa thứ ba, hoàn thành khảo sát hơn 1.300 km, thu thập 100 mẫu vật lõi trầm tích và khám phá thêm 20 xác tàu mới, cùng với 40 xác tàu tìm thấy trước đó", giáo sư Jon Adams ở Đại học Southampton, Anh, cho biết.

Từ dữ liệu và vật liệu nhóm nghiên cứu thu thập, họ có thể khôi phục lại những thay đổi trong môi trường cổ đại, hiểu rõ hơn về tác động của quá trình lên quần thể dân cư trong vùng thời đó.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.