Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm

Kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên The New York Times ngày 26/6 cho thấy, virus Corona đã từng xuất hiện từ cách đây 20.000 năm, gây ra đại dịch nghiêm trọng tại khu vực hiện nay là Đông Á.

Theo nghiên cứu, dịch bệnh này đã hoành hành nghiêm trọng và để lại dấu tích trên ADN của các thế hệ ngày nay.

Virus Corona đã gây đại dịch từ cách đây 20.000 năm

Kết quả một nghiên cứu mới được công bố trên The New York Times ngày 26/6 cho thấy virus Corona đã từng xuất hiện từ cách đây 20.000 năm. Ảnh minh họa: Reuters

Qua nhiều thế hệ, virus có thể gây ra những thay đổi lớn trong bộ gene người, do đó các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu nói trên đã tìm kiếm các biến thể gene trong bộ gene người để tái hiện lịch sử chuyển biến của các chủng virus.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có những dấu vết cho thấy người dân sống tại khu vực Đông Á đã thích nghi với một chủng virus corona từ thời cổ đại và các gene của họ phát triển đột biến kháng virus từ khoảng 20.000 đến 25.000 năm trước đây.

Theo các nhà khoa học, bộ gene người thay đổi thì virus cũng có thể tiến hóa theo do các protein của chúng phát triển để vượt qua hệ thống phòng vệ của vật chủ.

Báo The New York Times cho biết: “Trong 20 năm qua, có 3 chủng virus corona đã thích nghi để lây nhiễm ở người và gây ra những bệnh hô hấp nghiêm trọng, đó là: dịch bệnh COVID-19, Hội chứng hô hấp cấp (SARS) và Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS). Các nghiên cứu về từng chủng virus corona này chỉ ra rằng chúng đã lây nhiễm sang cơ thể người từ dơi hoặc loài động vật có vú khác”.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

Việt Nam sắp phóng vệ tinh radar đầu tiên

LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.
Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Phát hiện dược chất quý từ trứng cầu gai vàng

Lần đầu tiên các nhà khoa học tại Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên phát hiện trong loài cầu gai vàng có nhiều hợp chất có dược tính tiềm năng, tìm cách nghiên cứu chiết xuất.