Thủ tướng phát động thi đua, nhắn tin ủng hộ người nghèo

(Baohatinh.vn) - Sáng 15/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP News

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trong toàn tỉnh.

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Hội nghị đã nghe Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung – Phó Trưởng ban thường trực báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Theo đó, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội đã huy động được sự quan tâm, tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế, tạo nên sức mạnh to lớn trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.

Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 4,25% năm 2015, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, bình quân giảm 2%/năm; riêng các huyện nghèo giảm trên 6%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch Quốc hội đề ra. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần) đạt mục tiêu đề ra.

Chính phủ đã ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo chung và chính sách giảm nghèo đặc thù nhằm cải thiện điều kiện sống của người nghèo. Cụ thể trong giai đoạn 2011-2015 đã bố trí khoảng 66.875 tỷ đồng để mua thẻ BHYTcho người nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi và người cận nghèo, HSSV; trên 2.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho 531.000 hộ nghèo về xóa nhà tạm (theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg) và 700 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà phòng tránh lũ (theo Quyết định 716/QĐ-TTg); tổng nguồn vốn đã bố trí để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ giảm nghèo là 59.245 tỷ đồng; hỗ trợ 5.906 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho các hộ gia đình nghèo, hộ chính sách xã hội; tổ chức các lớp tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý với kinh phí thực hiện gần 93 tỷ đồng...

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Bà Louise Chamberlain - Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam: Để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đạt hiệu quả, Việt Nam cần trao quyền chủ động cho người nghèo và cho phép chính quyền địa phương quyết định triển khai chương trình phù hợp với thực tiễn, điều kiện; tạo nền tảng cho sự hợp tác giữa các bên Chính phủ, người nghèo, các địa phương, các tổ chức, nhà đầu tư... Chương trình phát triển Liên hợp quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trên tinh thần đưa ra những giải pháp toàn diện, sáng tạo và kết nối các bên góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện 17 mục tiêu chương trình bền vững.

Theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, qua tổng hợp kết quả điều tra của các địa phương, hiện cả nước có 2.338.569 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,88% (trong đó tỷ lệ hộ nghèo thu nhập khoảng 8,28%, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khoảng 1,6%) và có 1.235.784 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22%; Tổng số hộ nghèo trên địa bàn 64 huyện nghèo là 371.990 hộ (chiếm tỷ lệ 50,43%).

Hội nghị cũng được nghe đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo tóm tắt những điểm mới Quyết định ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 – 2020.

Tiếp đó, dưới sự điều hành, gợi ý của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, các đại biểu tại điểm cầu đã tham gia thảo luận các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững cũng như chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn của các địa phương và kiến nghị các nội dung liên quan.

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng các đại biểu tại điểm cầu Hà Nội nhắn tin ủng hộ người nghèo. Ảnh: VGP News

thu tuong phat dong thi dua nhan tin ung ho nguoi ngheo

Các đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh hưởng ứng việc nhắn tin ủng hộ người nghèo

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương đánh giá cao các cấp, ngành, toàn thể nhân dân, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã trực tiếp hỗ trợ có hiệu quả cho công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian vừa qua; đồng thời nêu rõ tồn tại như: công tác giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo còn cao; đặc biệt là cả nước có 41 huyện có tỷ lệ người nghèo trên 50%; thu nhập của đồng bào thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập chung của cả nước...

Phân tích một số nguyên nhân của hạn chế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn Đảng toàn dân đổi mới mạnh mẽ, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu chương trình đề ra. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi tầng lớp nhân dân tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; lao động cần cù, sáng tạo để vươn lên làm giàu; tiếp tục hoàn thiện, điều chỉnh các chính sách phù hợp tạo điều kiện cho người dân phát triển; củng cố hoặc thành lập mới ban chỉ đạo các tỉnh; đảm bảo dịch vụ an sinh xã hội: y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở...

Các bộ, ngành, địa phương đặt mục tiêu giảm nghèo trong tổng thể mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển. Cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan dân cử, mặt trận, các đoàn thể tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai chương trình tại địa phương đảm bảo hoạt động thiết thực, hiệu quả, không hình thức.

“Toàn xã hội phải cùng vào cuộc vận động nhân dân, hộ gia đình, doanh nghiệp phát huy tinh thần trách nhiệm, truyền thống dân tộc xây dựng Quỹ Vì người nghèo; tiếp tục hỗ trợ các huyện, xã nghèo, các bản làng đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo” - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Qua đây, Thủ tướng Chính phủ cũng mong muốn tổ chức UNDP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào thi thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời giao Bộ LĐTBXH chủ trì, các bộ, ngành và Ban thi đua khen thưởng trung ương phối hợp kế hoạch thực hiện hiệu quả phong trào thi đua.

Thủ tướng Chính phủ đã nhắn tin và kêu gọi đại biểu dự họp tham gia chương trình nhắn tin ủng hộ người nghèo bằng việc soạn tin nhắn VNN gửi 1409 (mỗi tin nhắn người nhắn tin ủng hộ sẽ đóng góp 15.000 đồng cho công tác giảm nghèo bền vững). Chương trình bắt đầu từ 00h00 ngày 15/10/2016 đến hết 24h00 ngày 30/11/2016.

Tại Hà Tĩnh, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là 23,91% đến cuối năm 2015 giảm xuống còn 5,82%; có 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%, 78 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%, 111 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 15% - 30%. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm còn cao; đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn miền núi còn nhiều khó khăn, lạc hậu. Theo kết quả tổng điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, số hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh chiếm 19,8%.

Từ 2011 – 2015, tổng nguồn vốn đã bố trí cho Chương tình giảm nghèo gần 20 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương (10.824 tỷ đồng); vốn vay tín dụng ưu đãi (3.176 tỷ đồng); nguồn huy động dự án cộng đồng (4.407 tỷ đồng). Từ nguồn ngân sách địa phương tự cân đối 2.080 tỷ đồng.

Thực hiện chương tình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các dự án, chính sách giảm nghèo trong đó có 9 chính sách giảm nghèo chung, 5 dự án, chính sách giảm nghèo đặc thù. Với mục tiêu: giảm số hộ nghèo bình quân từ 1 – 1,5%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020, trong đó số hộ nghèo trên địa bàn các huyện, xã nghèo giảm bình quân trên 2,5-3%/năm...

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast