Quân đội Burkina Faso phế truất Tổng thống và đình chỉ Hiến pháp

Tuyên bố phế truất Tổng thống Roch Marc Kabore, đình chỉ Hiến pháp do Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba ký và được một sỹ quan khác đọc trên kênh truyền hình quốc gia.

Quân đội Burkina Faso phế truất Tổng thống và đình chỉ Hiến pháp

Quân đội triển khai bên ngoài đài truyền hình quốc gia ở Ouagadougou, Burkina Faso ngày 24/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quân đội Burkina Faso ngày 24/1 tuyên bố đã phế truất Tổng thống Roch Marc Kabore, đình chỉ Hiến pháp, giải tán Chính phủ và Quốc hội, đồng thời đóng cửa biên giới của quốc gia Tây Phi này.

Tuyên bố do Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba ký và được một sỹ quan khác đọc trên kênh truyền hình quốc gia Burkina Faso có nội dung khẳng định rằng cuộc “tiếp quản” đã được thực hiện mà không có bạo lực và những người bị bắt giữ đang ở một nơi an toàn.

Các nguồn tin quân sự và an ninh trước đó cho biết, Tổng thống Kabore đã từ chức. Ông Kabore chưa xuất hiện trước công chúng từ khi xảy ra những vụ nổ súng dữ dội ở các doanh trại quân đội hôm 23/1.

Trước đó, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã lên án cái gọi là “ý đồ đảo chính” tại Burkina Faso, đồng thời kêu gọi quân đội nước này bảo đảm an toàn cho Tổng thống Kabore và các quan chức trong chính phủ của ông.

Cùng ngày, Đảng Phong trào nhân dân tiến bộ cầm quyền tại Burkina Faso cho biết Tổng thống Kabore đã thoát nạn trong một “âm mưu ám sát bất thành.”

Theo tuyên bố của đảng cầm quyền, một bộ trưởng trong Chính phủ Burkina Faso cũng sống sót sau một vụ tấn công nhằm vào ông, trong khi tư dinh của Tổng thống Kabore đã bị cướp phá. Đảng Phong trào nhân dân tiến bộ mô tả Burkina Faso đang “từng giờ hướng đến một cuộc đảo chính quân sự bằng vũ lực.”

Trước những diễn biến tại Burkina Faso, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 24/1 đã “lên án mạnh mẽ mọi ý đồ giành chính quyền bằng vũ lực” ở Burkina Faso và kêu gọi các nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính tại quốc gia Tây Phi hạ vũ khí.

Theo người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric, Tổng Thư ký Guterres cũng kêu gọi phe đảo chính “bảo vệ sự an toàn của Tổng thống (Roch Marc Christian Kabore) và các thể chế của Burkina Faso.”

Cùng ngày, Mỹ đã lên tiếng yêu cầu “trả tự do ngay lập tức cho Tổng thống Kabore và các quan chức chính phủ khác,” đồng thời kêu gọi phe đảo chính “tôn trọng Hiến pháp và ban lãnh đạo dân sự của Burkina Faso.”

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu giấu tên nhấn mạnh: “Trong tình hình bất ổn hiện nay, chúng tôi yêu cầu tất cả các bên giữ bình tĩnh và tìm cách đối thoại trong vai trò của một biện pháp giải quyết những mâu thuẫn.”

Trước đó, Liên minh châu Phi (AU) và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đều lên án cái gọi là “ý đồ đảo chính” tại Burkina Faso, đồng thời kêu gọi quân đội nước này bảo đảm an toàn cho Tổng thống Kabore và các quan chức trong chính phủ của ông./.

Theo Tuấn Anh - Trung Kiên/vietnam+

Đọc thêm

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.
Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.