Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam kỳ vọng đạt nhiều thành tựu mới

Chuyến thăm của Thủ tướng Liên bang Nga sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Việt Nam.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 18 -19/11 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Hiện mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam đang phát triển tốt đẹp. Chuyến thăm của Thủ tướng Nga Medvedev diễn ra tiếp sau chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Nga vào tháng 9 vừa qua, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hiện thực hóa các chương trình hợp tác mà hai bên đã ký kết, đem lại nhiều thành tựu mới trong quan hệ giữa hai nước Nga-Việt Nam.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nga D.Medvedev đến Việt Nam, dự kiến hai bên sẽ thảo luận các vấn đề bức thiết trong hợp tác Nga-Việt về thương mại, đầu tư, công nghiệp và năng lượng. Ngoài ra hai bên sẽ xem xét tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng chung, các dự án công nghệ cao, giáo dục và nhân đạo, bao gồm cả việc tổ chức năm chéo: năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam tại Nga trong năm 2019, nhân kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga (1994-2019) và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (1950-2020).

Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã được thử thách qua thời gian, đang phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu với nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, nhân đạo. Quan hệ chính trị với độ tin cậy cao ngày càng được tăng cường thông qua cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc song phương thường xuyên ở các cấp, đặc biệt là cấp cao và cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược.

Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam kỳ vọng đạt nhiều thành tựu mới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Dmitry Medvedev chủ trì họp báo quốc tế. (Ảnh: vietnamnet)

Trong năm 2018, hai nước tiếp tục các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao. Chuyến thăm của Tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Nga trong tháng 9 vừa qua và hội đàm với Tổng thống Nga V.Putin với hàng loạt các văn kiện được ký kết về hợp tác toàn diện và sâu rộng cả ở cấp chính phủ, cấp Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp được coi là mở ra giai đoạn phát triển mới, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện.

Theo kết quả hội đàm của hai nhà lãnh đạo, đã có 15 văn kiện được ký kết về hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, ngân hàng và an ninh thông tin. Hai bên nhất trí tạo động lực cho Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam phát huy hiệu quả. Sau 2 năm hiệp định có hiệu lực, kim ngạch thương mại Việt - Nga đã đạt 3,55 tỷ USD năm 2017, tăng 31% so với năm 2016, còn trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Tiếp đó, tại khóa họp lần thứ 21 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam- Nga về hợp tác kinh tế -thương mại và khoa học- kỹ thuật được tổ chức tại Thủ đô Moscow, trong tháng 10 vừa qua, hai bên đã nhất trí xem xét, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông, thủy, hải sản, qua đó nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2020 như mục tiêu lãnh đạo hai nước đề ra. Về tài chính-ngân hàng, hai bên đã trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy giao dịch song phương bằng đồng nội tệ.

Hợp tác đầu tư giữa hai nước tiếp tục được mở rộng, đặc biệt với các dự án đầu tư lớn của Việt Nam sang Nga. Điển hình là dự án Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao của T ập đoàn TH true Milk tại tỉnh Moscow, Kaluga. Nhiều mặt hàng của Nga như nông sản, nhiên liệu, than... được xuất khẩu sang Việt Nam. Ngược lại các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy sản, dệt may, giày dép…, ngày càng hiện diện nhiều hơn tại thị trường Nga.

Đối với lĩnh vực năng lượng, hai bên khẳng định tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án dầu khí giữa hai nước, cũng như mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như cung cấp khí hóa lỏng (LNG) và điện khí. Hai bên cũng tập trung trao đổi về các dự án hợp tác hạ tầng giao thông triển vọng, đặc biệt là giao thông đường sắt tại Việt Nam.

Đáng chú ý, trong thời gian gần đây, quan hệ giữa các địa phương hai nước phát triển mạnh và ngày càng đi vào thực chất, chú trọng hơn đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục. Về giáo dục, trong mấy năm gần đây, chính phủ Nga đã cấp gần 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại các trường đại học ở Nga, số lượng cao hơn cả thời Liên Xô. Các lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Hai bên thường xuyên tổ chức Những ngày văn hóa, Tuần văn hóa, các cuộc triển lãm, hội thảo giới thiệu về đất nước, con người của nhau.

Quan hệ quốc phòng, an ninh Việt Nam - Nga có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là trong hợp tác về đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang thiết bị… Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng nhất trong hợp tác quân sự.

Việt Nam coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình, và ngược lại Việt Nam được Nga xếp vào vị trí quan trong bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á, nên nhu cầu mở rộng và tăng cường hợp tác xuất phát từ hai phía. Vấn đề là cần phải quyết liệt thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã ký để đem lại những thành tựu mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Chuyến thăm của Thủ tướng D.Medvedev thể hiện ý chí của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Việt Nam. Tin tưởng rằng, chuyến thăm lần thứ tư đến Việt Nam kể từ năm 2010 của Thủ Tướng Nga D. Medvedev sẽ mang lại những hiệu quả mới trên cả bình diện chính trị lẫn kinh tế. Độ tin cậy chính trị tiếp tục được củng cố, quan hệ hợp tác song phương sẽ được mở rộng và tăng cường. Một giai đoạn mới tích cực đang được mở ra trong quan hệ hợp tác giữa LB Nga và Việt Nam.

Theo VOV

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.