Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ chính sách đối với 4 đối tượng giáo viên mầm non.
Theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập này nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) theo bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 03 năm.
Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 02 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi ngàn đồng một tháng). Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Công tác khảo sát thông tin để triển khai thu thập mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đã được các cấp, ngành triển khai tích cực trên địa bàn Hà Tĩnh.
Nhiều văn bản điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đã được ban hành nhưng nhiều cựu thanh niên xung phong ở Hà Tĩnh gặp hoàn cảnh khó khăn vẫn chưa được nâng mức hỗ trợ do vướng mắc các điều kiện, tiêu chuẩn.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Thời gian, quy trình thẩm định hồ sơ, phê duyệt cấp thẻ bảo hiểm y tế được rút ngắn từ 20 ngày xuống 10 ngày đã tạo thuận lợi và giải quyết kịp thời chế độ chính sách cho người có công ở Hà Tĩnh.
Tại phiên chất vấn sáng nay (12/12), trả lời câu hỏi của các đại biểu và Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo đã làm rõ các vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Hà Tĩnh đang nỗ lực để tháo gỡ các vướng mắc trong giải quyết chế độ đối với các đối tượng được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến nhưng có thông tin sai lệch với căn cước công dân.
Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Chương trình tập huấn góp phần giúp cộng tác viên xã hội ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) tìm ra cách giải quyết, xử lý khi trẻ em có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại.
Trong danh sách 30 đơn vị nợ đóng bảo hiểm vừa được BHXH tỉnh Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị tháng 11/2024 chưa nộp giảm nợ hoặc giảm nợ rất ít và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Thông tư 35/2024 quy định người lái xe phải thi lại lý thuyết ngay khi giấy phép hết hạn, rút ngắn thời gian cấp lại giấy phép lái xe bị mất so với hiện hành.
Công tác xóa nhà tạm cho người có công, hộ nghèo, hộ khó khăn đang trở thành phong trào rộng khắp ở Hương Khê (Hà Tĩnh) và là điểm sáng trong công tác giảm nghèo bền vững.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thấp hơn 5 tuổi so với tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi hiện hành.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã nỗ lực thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công, nhưng trong quá trình triển khai phát sinh một số khó khăn, vướng mắc cần được bộ, ngành quan tâm tháo gỡ.
Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của ngành BHXH Việt Nam, thời gian qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai nhiều mô hình an sinh, giúp người dân chủ động, tích cực tham gia BHXH, BHYT.
Hơn 220 cán bộ làm công tác xã hội ở Hà Tĩnh được nâng cao nghiệp vụ, nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích cho các đối tượng trên địa bàn.
Phạm vi hưởng BHYT được mở rộng với hình thức khám chữa bệnh tại nhà; xóa bỏ địa giới hành chính trong khám chữa bệnh, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng tuyến trên là những điểm mới trong Luật BHYT.
17 hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã: Cẩm Thành, Cẩm Minh được huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hỗ trợ mô hình sinh kế bò sinh sản với tổng trị giá 255 triệu đồng.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh đã giải quyết cho 6.241 lao động được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với số tiền chi trả hơn 114 tỷ đồng.
Hơn 3 năm qua, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ 1.331 nhà ở cho hộ nghèo, hộ người có công và hộ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng thiên tai với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng.
Qua khảo sát, nắm tình hình tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ Xã hội Hà Tĩnh, đoàn công tác Cục Chính sách đã nhất trí với một số đề xuất của đơn vị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Nợ đọng là một bài toán nan giải của ngành BHXH. Để khắc phục tình trạng này, thời gian qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Chung tay, góp sức cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh xóa nhà tạm, nhà dột nát, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) đã hỗ trợ làm nhà ở cho 50 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại huyện Hương Khê.
Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước nghỉ công tác.