Quyền lực của “ông lớn” công nghệ thể hiện qua việc cấm tài khoản Tổng thống Trump như thế nào?

Quyết định cấm vĩnh viễn tài khoản Tổng thống Trump của Facebook, Twitter nhận được đồng tình. Song chúng một lần nữa cho thấy sức mạnh chưa được kiểm soát của các 'ông lớn' công nghệ.

Twitter cấm tài khoản cá nhân của Tổng thống Trump vĩnh viễn. (Ảnh: GlobalNews)

Khi Facebook và Twitter cấm người dùng và các nhóm ủng hộ bạo loạn tại Đồi Capitol (Mỹ) tuần trước, lượt tải của một ứng dụng khác là Parler lại tăng lên. Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn việc tổ chức các hành vi tương tự, Google và Apple đã gỡ Parler khỏi các chợ ứng dụng, trong khi Amazon đóng cửa dịch vụ web của Parler.

Trên website, CEO Parler John Matze khẳng định sẽ không khuất phục trước áp lực từ các đối tượng phản cạnh tranh, các công ty mang động cơ chính trị và những kẻ độc tài ghét bỏ tự do ngôn luận.

Dù vậy, trên thực tế, Matze không có nhiều lựa chọn. Mạng xã hội tự do ngôn luận của ông bị Google xem là “nguy cơ đang diễn ra và cấp bách đối với an ninh trật tự”, còn nhân viên Amazon yêu cầu công ty “từ chối mọi dịch vụ Parler cho tới khi nó xóa bỏ bài viết kích động bạo lực và Amazon đã làm theo. Apple cũng nhanh chóng đi theo con đường của các đồng nghiệp.

Với một hệ sinh thái nằm trong tay số ít “ông lớn”, ứng dụng không nhiều khả năng sống sót nếu không được tiếp cận các kênh chính thống này. Cánh cửa đóng sập với Parler nhấn mạnh quyền lực ngày một lớn mà các doanh nghiệp công nghệ đang nắm giữ. Họ có quyền quyết định điều gì được phép trên dịch vụ và nhanh chóng đưa ra hành động. Trong nhiều năm, Big Tech tránh xa những cuộc tranh luận về quyền lực khi tuyên bố trung lập nội dung. Song tin giả và can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 làm rõ một điều: các công ty cùng thuật toán và cách quản trị nội dung của họ gây tác động lớn tới đời thực.

Ngày nay, dưới áp lực từ các nhà lập pháp, nhà hoạt động nhân quyền và thậm chí nhân viên, Big Tech nhận ra quyền lực và trách nhiệm mà họ phải gánh đối với các cuộc thảo luận công khai trên mạng, bao gồm cả trên ứng dụng họ không tạo ra. Quyền lực ấy lọt vào tầm ngắm của nhà chức trách Mỹ khi Google và Facebook đang phải đối mặt với những vụ kiện chống độc quyền của chính phủ. Đồng thời, họ còn bị chỉ trích vì thiếu nghiêm túc trong hoạt động kiểm duyệt nội dung, quá dễ dãi đối với các lời nói có khả năng kích động bạo lực hoặc phạm pháp trong thế giới thực.

Động thái gần đây của Facebook và Twitter như cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay cấm Parler của Google, Apple nhận được sự ủng hộ của chính trị gia và nhà phê bình. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao phải mất quá lâu họ mới ra quyết định như vậy. Bên cạnh đó, nó còn làm dấy lên nhiều lo ngại.

Kate Ruane, Cố vấn lập pháp cao cấp tại tổ chức American Civil Liberties Union, cho rằng mọi người nên lo lắng khi các công ty như Facebook, Twitter vận dụng quyền lực chưa được kiểm soát để loại bỏ người khác ra khỏi các nền tảng đã trở thành một phần không thể thiếu với hàng tỷ người. Đặc biệt, quyết định loại bỏ diễn ra nhanh hơn với các sự kiện chính trị. Bà hi vọng các công ty này áp dụng quy định minh bạch với tất cả mọi người.

Parler vốn đã gặp nhiều trở ngại. Công ty phải cạnh tranh với các dịch vụ lớn hơn nhiều về quy mô như Twitter, Facebook và Instagram. Mạng xã hội chỉ thu hút sự chú ý từ năm 2020. Được Rebekah Mercer, con gái của nhà đầu tư Robert Mercer, một người ủng hộ Trump hỗ trợ, Parler là ứng dụng hàng đầu trên App Store vào ngày 9/1 trước khi bị cấm. Chức năng của Parler khá giống Twitter, nơi người dùng đăng thông điệp ngắn lên bảng tin để người khác theo dõi và tương tác.

Khi Twitter và Facebook tăng cường dán nhãn, xác minh sự thật đối với bài viết của ông Trump vài tháng gần đây, một số chính trị gia Đảng Cộng hòa và nhân vật truyền thông nổi tiếng khuyến khích người ủng hộ theo dõi họ trên Parler. Do tập trung vào người dùng cánh hữu, tìm kiếm sự tự do, không bị kìm kẹp bởi các quy định của Big Tech, một số người dùng Parler phàn nàn nó giống như “buồng vọng âm” của những người có tư tưởng giống nhau hơn là nơi để tranh luận như Twitter. Bản thân ông Trump cũng không có tài khoản Parler.

Parler cũng bị phát hiện là nơi để người dùng lên kế hoạch bạo loạn tại Đồi Capital. Twitter cho biết họ tìm thấy bằng chứng về cuộc bạo động mới được lên kế hoạch vào ngày 17/1, còn Facebook nói đã gỡ bỏ 600 nhóm quân sự hóa và cũng cấm những bài viết có nội dung mang theo vũ khí tới các trụ sở chính quyền.

Theo nhà phân tích công nghệ độc lập Bennedict Evans, không bao giờ có cái gọi là “điều tiết hoàn hảo” song có sự khác biệt giữa cố gắng và không. Những vấn đề này không liên quan tới mô hình kinh doanh, nó áp dụng với mọi mạng lưới và mô hình.

CEO Parler Matze động viên người dùng tìm cách lách luật, như sử dụng website trên trình duyệt hay cài đặt trên điện thoại Android từ các chợ ứng dụng không phải Google Play. Ông còn kêu gọi họ hủy thuê bao Amazon, ngừng sử dụng Apple, “gọi điện, viết thư và gửi email cho thành viên quốc hội, nghị sỹ để vạch trần hành vi phản cạnh tranh”.

Ngay cả khi phần xương sống công nghệ đã bị Big Tech vô hiệu hóa, Parler vẫn có thể tồn tại với quy mô nhỏ hơn. Google từng cấm Gab, một website tự do ngôn luận khác phổ biến trong giới cực đoan cánh hữu, năm 2017 vì vi phạm chính sách phát ngôn thù địch. Năm 2018, Gab bị nhà cung cấp dịch vụ thanh toán PayPal và nhà cung cấp tên miền GoDaddy cấm sau vụ xả súng giết hại 11 người tại một giáo đường Do Thái. Kể từ vụ việc tại Đồi Capitol, Gab liên tục tweet về các lệnh cấm như một biểu tượng danh dự và ghi nhận lượng người dùng, đơn xin việc tăng vọt, phải tăng cường máy chủ mới để duy trì website.

Gab đăng trên Twitter: “Chuyển đổi mô hình sáng các nền tảng mới ủng hộ tự do ngôn luận sẽ diễn ra chỉ sau một đêm”. Gab cũng chúc CEO Parler “may mắn”.

Theo Bloomberg/ICTNews

Đọc thêm

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh

Giá iPhone 17 có thể tăng mạnh trong năm nay, không chỉ do nâng cấp tính năng mà còn chịu tác động từ chính trị và nguy cơ áp thuế từ chính phủ Mỹ.
Cảnh giác “bẫy độc” từ các trang web lậu

Cảnh giác “bẫy độc” từ các trang web lậu

Thói quen sử dụng các trang web “lậu” - những nền tảng chia sẻ nội dung không có bản quyền - có thể sẽ phải “trả giá đắt” nếu vô tình click vào những quảng cáo trá hình.
Khi nào iPhone gập ra mắt?

Khi nào iPhone gập ra mắt?

Apple được cho đã bước vào giai đoạn phát triển nguyên mẫu iPhone màn hình gập, dự kiến ra mắt vào cuối năm 2026.
Tin vui cho người chờ mua iPhone 17 Pro Max

Tin vui cho người chờ mua iPhone 17 Pro Max

Trong một bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Weibo, leaker Instant Digital cho biết iPhone 17 Pro Max sẽ trở thành chiếc iPhone được trang bị viên pin dung lượng cao nhất từ trước đến nay.
Cách sửa lỗi micro trên iPhone nhanh chóng

Cách sửa lỗi micro trên iPhone nhanh chóng

Mẹo khắc phục lỗi micro trên iPhone giúp bạn gọi điện, ghi âm rõ nét như ban đầu: kiểm tra cài đặt, vệ sinh mic, khởi động lại máy hoặc cập nhật iOS.
Cách xuất file Canva sang PDF đơn giản

Cách xuất file Canva sang PDF đơn giản

Xuất file PDF từ Canva là thao tác cần thiết khi thiết kế tài liệu, thuyết trình. Hướng dẫn dưới đây giúp bạn lưu file đúng chuẩn, đảm bảo chất lượng.
Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết ông sẽ tiết lộ danh tính một nhóm người "rất giàu có" sẽ mua lại TikTok trong hai tuần tới.
Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Loạt tính năng AI mới của Apple

Loạt tính năng AI mới của Apple

Apple Intelligence sẽ hỗ trợ tiếng Việt vào cuối năm, thêm tính năng dịch trực tiếp, nhận dạng hình ảnh để tìm kiếm hoặc lấy thông tin, tạo hình với ChatGPT.