"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

(Baohatinh.vn) - Việc người dân Hà Tĩnh vô tư rao bán pháo hoa trên mạng xã hội không chỉ là hành vi vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.

bqbht_br_71aa5d1c-c06c-4a57-9501-9b7b4c9b33af-copy.jpg
Một số người dân Hà Tĩnh vô tư rao bán pháo hoa quốc phòng trên Facebook.

Thời điểm này, chỉ cần vào Facebook, Zalo… gõ cụm từ “pháo hoa Z121”, “mua pháo hoa nổ”, “pháo hoa”…, hàng loạt tài khoản cá nhân và hội nhóm mua bán khác nhau được hiển thị. Điểm chung của các bài viết này là đều quảng cáo bán pháo hoa chính hãng Bộ Quốc phòng. Các bài viết cũng công khai hình ảnh, video nổ pháo hoa, đồng thời khẳng định pháo đảm bảo về tính hợp pháp, an toàn cho người sử dụng, nếu khách hàng có nhu cầu sẽ được giao hàng tận nơi.

Trên Facebook cá nhân, tài khoản N.T (Cẩm Xuyên) quảng cáo: “Pháo hoa e luôn có sẵn phục vụ khách y nhé. Còn tài khoản N.T.L (Vũ Quang) vô tư thông tin trên Facebook: “Sáng ni, em Sip pháo khu vực thđiền và Đức Thọ ai lấy nữa báo em nhé”.

Theo tìm hiểu, những bài đăng này đều không cung cấp tên đơn vị, cửa hàng, địa chỉ mua bán cụ thể. Những giao dịch mua bán chỉ được thực hiện thông qua số điện thoại hoặc tin nhắn trên các trang mạng xã hội.

bqbht_br_z6075392626126-3a9cd71e60ab104efedecf87e62e5fae-copy.jpg
Dưới các bài viết thu hút nhiều lượt bình luận mua bán, "chốt đơn" giữa khách hàng và người bán.

Bên cạnh đó, không ít chủ tài khoản còn quảng cáo rằng có sẵn số lượng lớn pháo hoa, ngoài bán lẻ cho khách còn có thể cung cấp dạng bán sỉ. Tuy nhiên, khi được hỏi giá, tất cả đều yêu cầu người mua nhắn tin riêng để biết giá thành. “Pháo bên em luôn có sẵn số lượng lớn, giá đầu mùa cực yêu thương - chủ tài khoản Facebook L.N.P mời chào khách hàng.

Ngoài Facebook, nhiều cá nhân còn tận dụng tài khoản Zalo để rao bán pháo hoa.
Ngoài Facebook, nhiều cá nhân còn tận dụng tài khoản Zalo để rao bán pháo hoa.

Anh H.V.M (Thạch Hà) cho biết: “Lướt Facebook hoặc Zalo, tôi thấy nhiều người quảng cáo có bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, việc giá cả không được công khai rõ ràng, chất lượng chỉ được khẳng định qua một vài câu quảng cáo trên mạng xã hội nên khá băn khoăn. Vì vậy, mỗi dịp gần tết, tôi đều tranh thủ tới các cửa hàng được cấp phép để mua nhằm đảm bảo chất lượng và giá thành".

Theo quy định, chỉ có Nhà máy Z121 của Bộ Quốc phòng mới được phép sản xuất pháo hoa không tiếng nổ. Người dân chỉ được phép mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cửa hàng bán lẻ được cấp phép. Khi mua pháo hoa Bộ Quốc phòng tại đây, người dân sẽ nhận được hóa đơn bán lẻ và cần giữ lại hóa đơn này để xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra.

bqbht_br_img-2898-copy.jpg
Cán bộ Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH (Công an tỉnh Hà Tĩnh) kiểm tra điều kiện kinh doanh tại các cửa hàng pháo hoa Z121 trên địa bàn.

Theo các cơ quan chức năng, việc các cá nhân không có giấy phép kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo... để bán pháo hoa là hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động mua bán tự do còn ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng. Đặc biệt, việc tích trữ pháo hoa trái phép tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng chống cháy nổ.

bqbht_br_img-2923-copy.jpg
Người dân có nhu cầu sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng cần đến trực tiếp các cửa hàng đã được cấp phép để được bán đúng giá, đúng chất lượng.

Luật sư Phan Văn Chiều - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Châu (Đoàn Luật sư Hà Tĩnh) cho biết: tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo quy định thì việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện: cá nhân mua và sử dụng pháo hoa chỉ được thực hiện thông qua các đại lý được cấp phép và cửa hàng của Công ty TNHH Một thành viên hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng.

Các cơ sở kinh doanh được cấp phép mua bán pháo hoa do Nhà máy Z121 sản xuất phải tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn. Các tổ chức, cá nhân không được cấp phép bán loại pháo hoa này không được phép quảng cáo, không được phép thực hiện hành vi bán pháo hoa trên không gian mạng. Do đó, đối với mặt hàng là pháo hoa thì cá nhân, tổ chức khác không được kinh doanh, bao gồm cả việc mua pháo hoa về để rao bán lại.

Trường hợp có hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép, sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 18 cửa hàng được PC06 - Công an tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để kinh doanh pháo hoa, gồm:

Cửa hàng số 1 (số 195, Yên Trung, thị trấn Đức Thọ); cửa hàng số 2 (số 282, đường Trần Phú, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh); cửa hàng số 3 (số 70, đường Lý Tự Trọng, thị trấn Thạch Hà); cửa hàng số 4 (số 215, đường Trần Phú, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh); cửa hàng số 5 (số 38, Nguyễn Du, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh); cửa hàng số 6 (thôn Thắng Hoà, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà); cửa hàng số 7 (số 5/2/31, Quang Trung, phường Nam Hồng, TX Hồng Lĩnh); cửa hàng số 8 (số 04, đường Phan Bá Đạt, thị trấn Đức Thọ);

Cửa hàng số 9 (thôn Đoàn Kết, xã Thiên Lộc, Can Lộc); cửa hàng số 10 (số 71, Lê Hồng Phong, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh); cửa hàng số 11 (tổ dân phố Nam Phong, phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh); cửa hàng số 12 (thôn Xóm Mới, xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ); cửa hàng số 13 (thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh); cửa hàng số 14 (khối 12, thị trấn Hương Khê); cửa hàng số 15 (thôn Thanh Hoà, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh); cửa hàng số 16 (số 125, đường Hà Huy Tập, thị trấn Cẩm Xuyên); cửa hàng số 17 (thôn 4, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê); cửa hàng số 17 thuộc Tổng công ty kinh tế kỹ thuật công nghiệp quốc phòng (thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang, Nghi Xuân).

Chủ đề Thị trường Tết

Đọc thêm

Đánh bạc với… những tháng tù

Đánh bạc với… những tháng tù

Dựa vào “đỏ đen” để kiếm lời, nhóm bị cáo ở Hà Tĩnh tự đẩy mình vào chốn tù tội. Đó cũng là bài học cho những ai coi thường pháp luật, muốn làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác.
16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

Mua đi bán lại ma túy để kiếm lời, bị cáo Phạm Tiến Đăng (xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ) bị Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án 16 năm tù giam.
“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.