Một dược sĩ sản xuất hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Công an TP Hà Nội vừa triệt phá chuyên án, thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả, do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt tổ chức đường dây sản xuất.

Tối 16/5, Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP Hà Nội vừa triệt phá thành công một ổ nhóm chuyên sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và trang thiết bị y tế do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt cầm đầu.

thuoc-gia-6179-3349-93928.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra, khám xét các địa điểm. Ảnh: CACC

Phạm Ngọc Tiến chỉ đạo Lương Thị Yến (kế toán công ty) thành lập 17 công ty, trong đó, 6 công ty có chức năng nhập khẩu hàng hóa và 11 công ty chuyên phân phối hàng hóa trong nước.

Thời gian đầu, Tiến nhập khẩu các loại thực phẩm chức năng sản xuất ở nước ngoài để phân phối trong nước. Khi thấy thị trường phản hồi tích cực và tiêu thụ được nhiều hàng, Tiến bắt đầu nảy sinh ý định tự sản xuất, gia công trong nước nhưng dán nhãn thương hiệu nước ngoài để bán ra thị trường.

Là một dược sĩ, Tiến tự nghiên cứu công thức các sản phẩm, sau đó mua nguyên vật liệu trong nước, giao cho nhân viên phối trộn thành viên nang và đóng gói thành các sản phẩm gắn mác nước ngoài, bao gồm thực phẩm chức năng và thiết bị y tế.

Nhóm đối tượng vẫn duy trì việc nhập khẩu một số sản phẩm từ nước ngoài để lấy thương hiệu, đánh vào tâm lý người tiêu dùng và hợp thức hóa giấy tờ khi bị lực lượng chức năng kiểm tra. Ngoài ra, Tiến còn mua nguyên vật liệu trong nước rồi chuyển về xưởng sản xuất hàng giả do mình thành lập tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời, Tiến còn thành lập Công ty in Âu Việt tại Bình Xuyên, Vĩnh Phúc để in màng nhôm phục vụ ép vỉ sản phẩm.

Các loại vỏ lọ được Nguyệt đặt mua qua mạng, còn vỏ hộp được Nguyệt gửi bản thiết kế để đặt in tại các cơ sở in ở Hà Nội. Thông tin trên vỏ hộp được in bằng tiếng nước ngoài, thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Tem nhãn phụ do Tiến và Nguyệt thuê người dán tại xưởng ở Hưng Yên và kho hàng tại số 114 Xa La, Hà Đông, Hà Nội.

untitled-1.jpg
Các đối tượng bị bắt giữ

Thời gian gần đây, khi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra thực phẩm, thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các đối tượng đã bàn bạc, thống nhất phương án tẩu tán hàng hóa nhằm tránh bị phát hiện.

Tiến và Nguyệt chỉ đạo nhân viên mang hàng hóa đi cất giấu tại nhà mẹ đẻ của Nguyệt ở Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; tại nhà mẹ đẻ của Yến và nhà người giúp việc tại Bắc Giang.

Ngày 7/5, Phòng PC03 phá án và đồng loạt tổ chức khám xét khẩn cấp gần 20 điểm liên quan đến ổ nhóm này – là nơi sản xuất, gia công, cất giấu và tiêu thụ hàng giả – tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

2-1683.jpg
Nơi sản xuất hàng giả

Kết quả khám xét cho thấy, lực lượng chức năng đã thu giữ: 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp; 28.531 hộp thực phẩm chức năng; 34.822 lọ thực phẩm chức năng; 38.935 vỉ thực phẩm chức năng; 8.535 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại; gần 100 thùng tem nhãn cùng nhiều máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng giả – tổng khối lượng hơn 100 tấn, gồm thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả (tương đương hơn 100 mã sản phẩm khác nhau).

Các đối tượng khai nhận đã bắt đầu sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2020, tiêu thụ tại nhiều hiệu thuốc và bệnh viện trên toàn quốc. Tất cả các nhãn mác trên sản phẩm đều ghi bằng tiếng nước ngoài, thể hiện xuất xứ từ các quốc gia như Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ...

Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ nhiều điện thoại, máy tính, ổ cứng và thiết bị lưu trữ khác. Qua điều tra mở rộng, lực lượng chức năng xác định các công ty của Tiến và Nguyệt đã xuất bán hàng hóa cho hàng trăm đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước. Phòng PC03 đang tiến hành thu hồi sản phẩm tại nhiều tỉnh, thành với đủ loại mẫu mã.

3.jpg
Nhiều loại thực phẩm chức năng giả bị cơ quan công an thu giữ

Phòng PC03 cũng đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ đối với: Phạm Ngọc Tiến, Lương Thị Yến, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thành Tâm (sinh năm 2000), Nguyễn Thành Tâm (sinh năm 1978) và Nguyễn Hữu Tuấn.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi sai phạm của các đối tượng.

VNN/CAHN

Đọc thêm

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Bất an khi trạm điện đầu nguồn Sông Trí "tê liệt"

Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Khởi tố 40 bị can liên quan đến vụ án xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương

Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Học sinh làm thêm dịp hè - "con dao 2 lưỡi"?

Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.
Bán hàng có trách nhiệm!

Bán hàng có trách nhiệm!

Thực tế cho thấy, chỉ khi người bán trên mạng xã hội (trong đó có các tiktoker) tuân thủ pháp luật và minh bạch thì “thị trường số” mới có thể phát triển bền vững.
Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Trả giá vì buôn “cái chết trắng”

Vụ án không chỉ là bài học đắt giá cho Nguyễn Viết Cường (trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) mà còn là lời nhắc nhở sâu sắc về hiểm họa từ "cái chết trắng".
 Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Từ môn thể thao lành mạnh đến những "canh bạc" trá hình

Bida như một hình thức rèn luyện sức khoẻ và đang dần được phổ biến hơn tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó cũng có những sự biến tướng. Nhiều người đã biến những bàn bida trở thành những canh bạc trá hình.