Sam Media, công ty “móc túi” người dùng Việt 230 tỷ đồng, là ai?

Theo Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội, từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2016, nhiều khách hàng của Viettel, MobiFone, VinaPhone, Vietnamobile do không biết mình đang dùng dịch vụ của Sam Media hợp tác với 3 công ty Việt Nam cung cấp nên đã bị mất số tiền gần 230,5 tỷ đồng.

sam media cong ty moc tui nguoi dung viet 230 ty dong la ai

Hóa đơn của một người dùng di động Singapore bị trừ tiền dịch vụ giá trị gia tăng từ Sam Media

Theo website chính thức của Sam Media tại địa chỉ www.sam-media.com, công ty này được thành lập năm 2006 và trở thành cái tên quen thuộc trong lĩnh vực eting và kiếm tiền trên di động. Sam Mobile cung cấp nhiều dịch vụ nội dung di động như game, ứng dụng, video, truyền hình… theo hai mô hình B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp - người dùng) tại hơn 30 quốc gia trên 5 châu lục.

Sam Media đặt văn phòng tại Amsterdam (Hà Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Hà Nội (Việt Nam), với số lượng nhân viên khoảng 75 người đến từ 25 nước khác nhau. Thông tin trên website của Sam Media ghi Giám đốc nghiệp vụ tại Việt Nam là bà Kieu Van Vanp. Còn theo những gì đăng tải trên mạng tuyển dụng LinkedIn, công ty có doanh thu thường niên 20 triệu USD, 50 triệu lượt khách ghé thăm mỗi tháng và có hơn 1 triệu giao dịch thành công/tháng. Văn phòng tại Hà Nội cũng như Kuala Lumpur phục vụ các thị trường châu Á Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông.

Trở lại với vụ việc khách hàng của 4 nhà mạng lớn tại Việt Nam bị trừ gần 230,5 tỷ đồng mà không hay biết mình đang sử dụng dịch vụ của Sam Media, khi tìm kiếm thông tin về Sam Media trên Internet, ICTnews phát hiện đây không phải lần sai phạm đầu và duy nhất của công ty này. Tại Singapore, một số người dùng di động đã báo cáo hành vi bị trừ tiền lên các diễn đàn và blog.

Năm 2011, cơ quan quản lý Truyền thông thông tin Singapore (IDA) từng ra quyết định xử phạt Sam Media vì vi phạm các quy định về dịch vụ trả phí (PRS Code). Sau các cuộc điều tra dịch vụ trả phí mà Sam Media cung cấp, IDA phát hiện từ ngày 24/3/2011 đến 11/4/2011, công ty không đưa vào giá, điều khoản, điều kiện sử dụng trong các quảng cáo dịch vụ; khi người dùng bỏ theo dõi các dịch vụ PRS của Sam Media, thay vì gửi tin nhắn xác nhận đã bỏ theo dõi, họ lại mời người dùng đăng ký lại dịch vụ PRS đó; không bao gồm tên công ty vào trong các quảng cáo Internet và TV khi quảng cáo PRS. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, Sam Media còn cung cấp thông tin sai cho IDA về thời điểm bắt đầu phát hành các quảng cáo Internet và số người dùng đã đăng ký dịch vụ PRS. IDA kết luận Sam Media vi phạm nhiều điều khoản trong Quy tắc thực hành các dịch vụ trả phí và phạt tổng cộng 10.000 SGD (163 triệu đồng).

Năm 2012, trên diễn đàn Hardwarezone, người dùng có nickname floresca và aeng cho biết hóa đơn điện thoại của họ tăng vọt vì sử dụng dịch vụ của Sam Media mà họ không hề hay biết. Theo aeng, vợ của anh đã xóa mọi loại SMS gửi đến và bọn trẻ còn không biết cách trả lời tin nhắn SMS nhưng dịch vụ vẫn được kích hoạt. Nội dung một tin nhắn quảng cáo trúng thưởng của Sam Media như sau: “U got 0pts to win. Japan drive on the left-hand side of the road? A.True B.False Sms COOL A or COOL B to 77877.$2 chrg.”. Chỉ cần nhắn lại với nội dung nào, người dùng cũng bị trừ luôn 2 SGD.

Thậm chí, một người còn lập hẳn blog riêng chỉ để “vạch trần” hành vi lừa đảo của Sam Mobile. Theo chủ nhân blog http://sammediacheating.blogspot.com, mỗi ngày họ đều nhận được vài tin nhắn trên di động và đã lờ đi coi như không biết, cho đến khi nhận hóa đơn điện thoại có thêm 48 SGD tiền hóa đơn dịch vụ gia tăng. Khi liên lạc với nhà mạng StarHub, nhân viên chăm sóc khách hàng cho biết hóa đơn tăng lên là vì một số tin nhắn đến từ Sam Media, mỗi tin trị giá 2 SGD. Sau đó, người này phải tự mình gọi điện cho Sam Media và mất khoảng 9 tháng qua lại, Sam Media mới giải quyết. Không chỉ người dùng StarHub, người dùng của nhà mạng SingTel và M1 cũng lên tiếng trước việc bị trừ tiền vô lý có liên quan đến các dịch vụ của Sam Media.

Như vậy, dù đã bị cảnh cáo và phạt hành chính, dường như Sam Media không dừng lại mà vẫn tái diễn các hành vi sai phạm, ít nhất tại Singapore.

Theo ICTNews

Đọc thêm

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Hàng hiếm iPhone không có logo Apple

Một nguyên mẫu iPhone được cho là phiên bản thử nghiệm tính năng nút cảm ứng, dùng logo biểu tượng Vesica Piscis thay quả táo.
Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Smartphone giá rẻ rồi cũng có AI

Đến năm 2028, 90% smartphone giá trên 250 USD sẽ trang bị những tính năng AI tạo sinh, vốn chỉ đang có mặt trên các dòng cao cấp.
iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

iPhone SE 4 có gây bất ngờ?

Dù chưa có tin đồn xác thực, ảnh chụp mô hình của iPhone SE 4 cho thấy có khả năng mẫu iPhone giá rẻ có thêm phiên bản màn hình lớn với kích thước 6,7 inch.
Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Giá cước 5G thế nào so với 4G?

Gói 5G thấp nhất giá 135.000 đồng, cao gần gấp đôi mức 70.000 đồng của gói 4G, nhưng dung lượng nhiều gấp tám lần, kèm nhiều tiện ích.
'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

'Cú lừa' mới của YouTube với quảng cáo

YouTube đang thử nghiệm loại bỏ bộ đếm thời gian hình tròn hiển thị trước khi người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo trên cả phiên bản máy tính và di động.
Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Nhiều khu vực xuất hiện sóng 5G

Thiết bị của người dùng tại nhiều khu vực ở Hà Nội, TP HCM và một số tỉnh thành bất ngờ bắt được sóng 5G, dù công nghệ kết nối này chưa triển khai chính thức.
Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Chờ đợi gì ở M4 MacBook Pro?

Người dùng đang chờ đợi nhiều cập nhật và thay đổi ở M4 MacBook Pro, chiếc máy tính sắp được Apple trình làng.