(Baohatinh.vn) - Sau khi hoàn thành các nội dung đề ra, Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII sẽ tiến hành phiên bế mạc, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng.
Sáng nay (8/12), Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khóa XVII bước vào buổi làm việc cuối cùng và tiến hành phiên bế mạc.
Mở đầu phiên họp, HĐND tỉnh sẽ tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn của Giám đốc Sở VH-TT&DL Bùi Xuân Thập với nội dung: Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp đối với thực trạng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu vi phạm Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, ngay cả trong thời gian thực hiện giản cách xã hội, phòng chống dịch bệnh.
Sau khi hoàn thành toàn bộ nội dung chất vấn tại kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh sẽ nghe Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu, giải trình, làm rõ thêm những vấn đề thuộc trách nhiệm chung của UBND tỉnh mà đại biểu quan tâm, thảo luận.
Tiếp đó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng phát biểu kết luận, đánh giá về kết quả của các phiên chất vấn, trả lời chất vấn.
Tại phiên bế mạc, HĐND tỉnh sẽ tiến hành thông qua 23 nghị quyết. Đây là các nghị quyết có vai trò quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021 cũng như việc nhiệm vụ chính trị những năm tiếp theo.
Kết thúc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng sẽ có bài phát biểu bế mạc, đánh giá tổng thể những kết quả Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa XVII.
Trước đó, vào chiều ngày 7/12 (ngày làm việc thứ 2), HĐND tỉnh đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 “tư lệnh” ngành NN&PTNT và TN&MT về các vấn đề liên quan.
Khai mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh nhấn mạnh: Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, đưa ra giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho 6 tháng cuối năm và thảo luận, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.
Sáng nay (23/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 30 - kỳ họp thường lệ giữa năm nhằm đánh giá tình hình phát triển KT-XH, QP-AN 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương chú trọng công tác ngoại giao kinh tế, góp phần giữ vững an ninh chính trị, tạo môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa ngoại lực để thúc đẩy phát triển.
Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII dự kiến diễn ra vào 2 ngày 23 và 24/7. Không chỉ là kỳ họp thường lệ giữa năm để bàn bạc, thảo luận giải pháp cho các tháng cuối năm, kỳ họp lần này còn mang ý nghĩa mở đầu cho một giai đoạn mới sau hơn 3 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Trước thềm kỳ họp, phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với ông Trần Tú Anh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh về các nội dung liên quan.
Với tinh thần chủ động, quyết liệt, phường Sông Trí đang tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ chính trị, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thành đô thị trung tâm phía Nam Hà Tĩnh.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 21/7, đồng chí Lê Minh Hưng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã tham dự hội nghị cùng cử tri đại diện cho 69 xã, phường của Hà Tĩnh.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng xem xét, thông qua và công bố số liệu về diện tích tự nhiên của cấp xã của các địa phương trước ngày 30/9.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai ngay việc cấm các phương tiện ra khơi trước 12 giờ ngày 21/7.
Công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đang được các đơn vị tập trung cao; giúp HĐND tỉnh phát huy tối đa vai trò “kiến trúc sư thể chế” để các chính sách thực sự khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, dù bão số 3 chưa đổ bộ nhưng theo dự báo đây là một cơn bão mạnh. Các cấp, ngành, địa phương Hà Tĩnh cần sẵn sàng đối phó với mọi diễn biến phức tạp của bão.
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các anh hùng liệt sỹ, lãnh đạo phường Thành Sen (Hà Tĩnh) nguyện hứa ra sức cống hiến, xây dựng phường ngày càng phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1559/QĐ-TTg điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ quá trình chuyển đổi số của Hà Tĩnh ngày càng đồng bộ; chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có những chuyển biến rõ nét.
Tổ công tác số 7 do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công, hướng tới tăng trưởng trên 8% năm 2025 tại các bộ, ngành, trong đó có Hà Tĩnh.
Chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác hôm nay một lần nữa cho thấy, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn về đất đai; tạo đồng thuận trong hoạt động mô hình chính quyền 2 cấp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác phối hợp, tối ưu hóa dữ liệu, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giải quyết hồ sơ cho người dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu cán bộ phụ trách lĩnh vực đất đai phải tận tâm, trách nhiệm khi giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân.
Trong 46 đại biểu của 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia tham gia chương trình bồi dưỡng lãnh đạo trẻ có đồng chí Hoàng Cẩm Thạch - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Sơn Tây (Hà Tĩnh).
Chiều 14/7, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN 6 tháng đầu năm 2025; triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác.
Từ 7/2025, công chức dôi dư sau sáp nhập hưởng chính sách riêng của nghị định 154; người tự nguyện hoặc buộc thôi việc áp dụng nghị định 170, quyền bảo hiểm vẫn giữ.
Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025 đã bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.