Sau 100 năm, xe tăng vẫn là một loại vũ khí đáng sợ

Vào ngày 15/09/2016, xe tăng sẽ chính thức tồn tại được 100 năm. Ngày này một thế kỷ trước, vào ngày 15/09/2916, những chiếc xe tăng đầu tiên đã xuất hiện trong Trận chiến sông Somme tại Pháp.

Khi đó, quân đội Anh hi vọng rằng những chiếc “tàu trên bộ” I của mình có thể vượt qua các hàng rào kẽm gai và chiến hào mà quân Đức thiết lập. Thế nhưng với tốc độ chậm chạp chỉ vào khoảng 3,2km/giờ, cộng với việc động cơ gặp trục trặc, xe tăng Mark I đã không thể hiện được nhiều trên chiến trường.

sau 100 nam xe tang van la mot loai vu khi dang so

Xe tăng đã chính thức tồn tại được 100 năm vào ngày 15/9.

Nhà sử học Paul Jankowski viết: “Quân đội Anh có tổng cộng 49 xe tăng tham gia trận chiến, với hi vọng rằng chúng có thể đến được mặt trận sớm hơn đợt tiến công đầu tiên. Tuy nhiên, phần lớn trong số này bị chết máy hoặc bị kẹt trong các chiến hào. Tất cả những xe có thể tham chiến đều đến cùng lúc hoặc chậm hơn các binh sĩ, có xe bị lạc đường và bắn nhầm vào quân mình. Khi trận chiến kéo dài, các xe tăng bị trúng đạn pháo hoặc bị đạn bắn vào bình xăng đều bốc cháy”.

“Dù vậy, một số xe tăng đã vượt qua phòng tuyến của đối phương và gây ra nhiều thiệt hại lớn, trong khi các binh sĩ hò reo ăn mừng và nấp ở đằng sau. Nhưng số bị hỏng hóc nhiều hơn số còn hoạt động”, ông Jankowski viết thêm.

Thế nhưng chỉ hai năm sau đó, trong Trận chiến Amiens vào ngày 08/08/1918, quân đội Anh đã dùng hơn 500 xe tăng nghiền nát phòng tuyến của quân Đức, buộc một tướng quân Đức phải gọi đây “là ngày đen tối của Quân đội Đức”. 25 năm sau, Phát xít Đức xâm chiếm phần lớn châu Âu bằng xe tăng, và ngày nay nó trở thành loại khí tài quân sự không thể thiếu của quân đội các nước.

Có thể thấy rằng, vòng đời của một chiếc xe tăng cũng giống như cuộc đời của một con người. Khi mới xuất hiện trong Trận chiến sông Somme, nó là một loại vũ khí mới và có phần chưa hoàn chỉnh. Nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại về khả năng của xe tăng trong chiến tranh hiện đại.

Song đến thời Thế chiến II, xe tăng mới bước vào thời đại hoàng kim. Mạnh mẽ và cực kỳ cơ động, xe tăng trở thành tiêu chuẩn để xác định sức mạnh quân sự của một quốc gia. Tất cả các nước có cơ sở hạ tầng và những hiểu biết để chế tạo xe tăng đều được coi là một cường quốc quân sự lớn.

Sau Thế chiến II, một loạt những vũ khí mới đã xuất hiện. Máy bay phản lực và vũ khí hạt nhân trở thành biểu tượng của thời Chiến tranh Lạnh. Sự phổ biến của các loại tên lửa chống tăng vác vai cho phép những lực lượng du kích nhỏ lẻ có thể tiêu diệt các loại xe bọc thép. Điều này đồng nghĩa với việc xe tăng không còn là ông vua trên chiến trường nữa.

Hiện tại, trên chiến trường còn có sự tham gia của các loại vũ khí không người lái. Dù vậy, xe tăng vẫn là một loại vũ khí cực kỳ quan trọng, bởi chúng có hỏa lực mạnh, có độ cơ động cao, đồng thời bảo vệ cho các đơn vị bộ binh. Nó vẫn là một loại khí tài quân sự không thể thiếu đối với quân đội các nước trên thế giới và vẫn giữ được chỗ đứng của mình dù đã tồn tại 100 năm.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

Theo Anh Tuấn/infonet

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.