Shangri La 2018: Thúc đẩy đối thoại để giải quyết thách thức khu vực

Các phiên họp toàn thể và đồng thời của Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 trong ngày 2/6 tập trung vào nhiều nội dung an ninh quan trọng.

Tại các phiên thảo luận, nhiều nước đều khẳng định quan điểm tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin là một trong các biện pháp tốt nhất để giải quyết các thách thức mà khu vực đang phải đối mặt. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự các phiên thảo luận.

Shangri La 2018: Thúc đẩy đối thoại để giải quyết thách thức khu vực

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự các phiên thảo luận.

Tại các phiên thảo luận, các đại biểu đều nhận định đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ trong chính sách của các nước lớn với khu vực. Đó là chuyển dịch trọng tâm về “Châu Á - Thái Bình Dương”, Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, “Vành đai và con đường”. Và hàng loạt các quan hệ nhóm các quốc gia (như: Trung Quốc - Hàn Quốc – Nhật Bản; Australia - Ấn Độ - Nhật Bản)... Mặc dù tất cả đều tuyên bố tích cực hợp tác để vun đắp cho hoà bình, ổn định của khu vực, nhưng thực tế cũng cho thấy khu vực vẫn đang phải đối mặt với thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, trong đó có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khủng bố… đang hiện hữu một cách rất rõ ràng, đặt khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng và hứa hẹn trước những nguy cơ có thực và cận kề.

Trước những thách thức khu vực đang phải đối mặt, phiên họp về giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, với cam kết hợp tác của các nước để giải quyết khủng hoảng, là một điểm sáng về cơ hội để các bên liên quan ngồi lại với nhau, giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại; thay vì đối đầu, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương . Đây cũng là biện pháp được nhiều nước đề cập trong việc giải quyết được các thách thức trên cơ sở lợi ích chung, tôn trọng luật pháp quốc tế và cơ chế khu vực.

Trong công bố tầm nhìn của Mỹ về khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định: “Chiến lược của Mỹ nhấn mạnh rằng, không có quốc gia có khả năng hay chắc chắn chế ngự khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Các nước đều phải có trách nhiệm hợp tác xây dựng tương lai chung. Tương lai dựa vào sự tôn trọng chủ quyền và độc lập của mỗi quốc gia lớn hay nhỏ, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, tự do và công bằng trong các hoạt động thương mại, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế”.

Trong bối cảnh “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á” nhiều đại biểu cũng đánh giá cao các cơ chế hợp tác khu vực trong việc giải quyết các thách thức. Trong đó, ASEAN là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước vừa và nhỏ; ngày càng đóng vai trò tích cực, trung tâm cho những nỗ lực chung; định hình cấu trúc an ninh, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của Châu Á - Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại phiên thảo luận, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, mang lại sự ổn định và an ninh cho khu vực:

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói:Năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN, là dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập ADMM+. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đưa ra Tầm nhìn an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (trong khuôn khổ ADMM+); Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN gắn với sự đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN (trong khuôn khổ ADMM). Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tham gia tích cực của các quốc gia đối tác, đối thoại cũng như các quốc gia khác, nhất là các nước lớn; trên cơ sở tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, để ADMM+ thực sự trở thành một cơ chế hợp tác quốc phòng mở và dung nạp, nhằm huy động sức mạnh tập thể đối phó có hiệu quả với những thách thức an ninh chung”.

Trong thế giới toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ và các thách thức an ninh ngày càng gia tăng, không một quốc gia nào có thể phát triển nếu tách rời khỏi cộng đồng khu vực, thế giới. Các đại biểu tham gia phiên họp cho rằng, trách nhiệm là của các nước trong việc xây dựng tương lai hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Một trong những nỗ lực đó là cùng nhau xây dựng cơ chế, cấu trúc bảo đảm an ninh chung dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, sự tin cậy lẫn nhau và hành xử có trách nhiệm của tất cả các bên./.

Theo VOV.VN

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.