Hồi 13 giờ ngày 6/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,8 độ Vĩ Bắc, 111,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Ven biển Hà Tĩnh, sáng nay, do ảnh hưởng hoàn lưu xa của bão cũng đã quan trắc được gió mạnh cấp 5, giật cấp 6, cấp 7.
Dự báo diễn biến của bão trong 24 đến 48 giờ tới như sau:
Dự báo tác động của bão
+Gió mạnh
Trên biển:
- Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.
- Từ nay 6/9 đến ngày 7/9, trên vùng biển Hà Tĩnh có lúc có gió mạnh cấp 6, cấp 7, có mưa rào và dông, trong mưa dông có thể kèm theo lốc, sét, gió giật mạnh. Khu vực ngoài khơi tỉnh Hà Tĩnh đêm nay 6/9, có gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, giật cấp 13; biển động dữ dội.
Trên đất liền:
- Từ nay (6/9) và ngày 7/9, vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có lúc có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8 - 9.
+ Nước dâng, sóng lớn
Sóng biển:
- Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,09,0m, vùng gần tâm siêu bão 10,0-12,0m. Biển động dữ dội.
- Khu vực ngoài khơi tỉnh Hà Tĩnh đề phòng sóng cao 2,0-4,0m.
Nước dâng/rút do bão, nguy cơ ngập lụt vùng ven biển:
Ven biển tỉnh Hà Tĩnh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
+ Mưa lớn
Từ chiều tối nay (6/9) đến hết ngày 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam cơn bão số 3 nên khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến 30 - 60mm có nơi trên 100mm. Mưa lớn có khả năng xảy ra ở các huyện ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
+ Dông, lốc xoáy
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh.
Các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm có siêu bão hình thành ngay trên Biển Đông.
Và theo thống kê, chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông, mạnh lên thành siêu bão mà ảnh hưởng đến Việt Nam. Chỉ có hai cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực này đạt siêu bão, nhưng không ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam. Đó là bão Rai tháng 12/2021, đạt cấp 16 ở Biển Đông, hướng vào miền Trung nhưng sau đó đi vòng lên, tan dần ở Bắc Biển Đông. Thứ hai là bão Sao La tháng 8/2023, đạt cấp siêu bão trên Biển Đông và đi vào nam Trung Quốc.
Như vậy có thể thấy Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Ông Mai Văn Khiêm
Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia