(Baohatinh.vn) - Ban Pháp chế HĐND tỉnh Hà Tĩnh đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của các cơ quan soạn thảo Đề án đề nghị công nhận thị trấn Nghèn là đô thị loại IV.
Chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, chiều 27/5, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức khảo sát, làm việc với UBND huyện Can Lộc và Sở Xây dựng về Đề án đề nghị công nhận thị trấn Nghèn là đô thị loại IV.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng tham dự.
Trước buổi làm việc, đoàn đã đến khảo sát Dự án khu đô thị mới ở thị trấn Nghèn.
Tại buổi làm việc, đại biểu đã nghe lãnh đạo UBND huyện Can Lộc báo cáo tờ trình về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc là đô thị loại IV.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Mạnh Sơn báo cáo về việc thông qua Đề án đề nghị công nhận thị trấn Nghèn là đô thị loại IV.
Đề án công nhận khu vực thị trấn Nghèn mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, bao gồm toàn bộ ranh giới tự nhiên của thị trấn Nghèn với diện tích 1.833ha. Đến thời điểm hiện nay, khu vực thị trấn Nghèn mở rộng đã đạt 5/5 tiêu chí, 57/63 tiêu chuẩn; tổng số điểm đánh giá các tiêu chuẩn đạt 84,18 điểm.
Tuy nhiên, hiện thị trấn Nghèn có 6 tiêu chuẩn chưa đạt (công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị; tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật; đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thị bình quân đầu người; quy chế quản lý kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; công trình xanh; khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh).
Bí thư Huyện ủy Can Lộc Đặng Thị Quỳnh Diệp: Việc công nhận thị trấn Nghèn mở rộng đạt tiêu chí của đô thị loại IV sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, nhất là trong phát triển KT-XH.
Tham gia ý kiến, đại biểu cho rằng, địa phương cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chuẩn còn chưa đạt; cần có lộ trình huy động nguồn lực, quy hoạch rõ, tính toán kỹ các yếu tố khác để nâng cao, hoàn thiện các phần việc còn dang dở, tránh “nợ” nhiều tiêu chí.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ yêu cầu UBND huyện Can Lộc tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chuẩn chưa đạt điểm tối đa và đã đạt điểm tối đa, đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Kết luận cuộc làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của các cơ quan soạn thảo. Đồng thời, đề nghị huyện Can Lộc và các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện đề án; quan tâm triển khai, thực hiện các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định đối với 6 tiêu chuẩn chưa đạt.
Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần kết luận cuộc làm việc.
Tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ, môi trường, công trình văn hóa công cộng…, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển khu vực xã Tiến Lộc trước đây để đảm bảo sự phát triển hài hòa.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị đội ngũ cán bộ xã Hà Linh và xã Toàn Lưu tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết, tập trung lãnh đạo, vận hành bộ máy hành chính mới tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ.
Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh đã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị.
Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị lãnh đạo xã Đồng Tiến (Hà Tĩnh) triển khai các nhiệm vụ theo thẩm quyền một cách thông suốt, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo thuận lợi về thủ tục hành chính sau sắp xếp cho người dân, doanh nghiệp.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm đề nghị các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”, đưa bộ máy chính quyền cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, phát triển.
Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh dẫn đầu đoàn công tác Trung ương tham dự buổi lễ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến và được truyền hình, phát thanh trực tiếp đến 69 điểm cầu xã, phường.
Các xã, phường mới ở Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thiện công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả mô hình quản lý mới.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
Sau sắp xếp, sáp nhập, người dân được gì? Câu hỏi đó gửi gắm bao mong muốn, kỳ vọng của người dân Hà Tĩnh về một cơ cấu tổ chức mới gần gũi, trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành toàn bộ công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cấp tỉnh, cấp xã; bố trí đầy đủ trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc…
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy ở Hà Tĩnh hiện nay cho thấy, đạo đức công vụ đang giúp chuyển hóa một chính quyền đúng chức năng thành một chính quyền hợp lòng dân.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng yêu cầu các địa phương phải tập trung rà soát từng nhiệm vụ, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể trong liên thông, đồng bộ hạ tầng thông tin cho việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
Sau 1 buổi làm việc tập trung, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 29 HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, kết quả của Kỳ họp thứ 9 là minh chứng sinh động của ý Đảng hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cấp thiết có tính tất yếu khách quan.
Qua quá trình thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng, đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết, thông qua 11 nghị quyết quan trọng trên 3 lĩnh vực tài chính ngân sách, đầu tư ngoài ngân sách, nông nghiệp tài nguyên môi trường.
Mặc dù khối lượng công việc đồ sộ, song các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt mọi nội dung công việc theo chương trình Kỳ họp thứ 9 đề ra.
Trong ngày họp cuối cùng, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua 7 luật và 7 nghị quyết quan trọng. Sau đó, Quốc hội tiến hành phiên bế mạc, được truyền hình và phát thanh trực tiếp.
Đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hương Khê, Đức Thọ (Hà Tĩnh) trong quá trình xây dựng NTM.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành Trung ương, chính quyền địa phương thống nhất hoàn thiện quan điểm về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo thống nhất, minh bạch và hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất.
Hà Tĩnh đã hoàn thành việc cập nhật 1.431 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công quốc gia để sẵn sàng cho việc đóng Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ ngày 1/7.
Hệ thống hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh sau sáp nhập đang được hoàn thiện, sẵn sàng cho vận hành đồng bộ chính quyền địa phương 2 cấp từ tháng 7/2025.
Với những hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 1/7 với người phạm 8 tội danh, trong đó có tội tham ô, nhận hối lộ, nếu chưa thi hành án, Chánh án TAND Tối cao sẽ xem xét chuyển thành tù chung thân.