UNHCR ước tính đến cuối tháng Ba sẽ có khoảng nửa triệu người ở Somalia phải sơ tán nếu hạn hán nghiêm trọng còn tiếp diễn, đáng lo ngại phần lớn trong số này là trẻ em, người già, phụ nữ có thai.
Hàng chục nghìn người dân Somalia phải sơ tán vì hạn hán nghiêm trọng. (Nguồn: nrc.no)
Phóng viên TTXVN tại Algeria dẫn nguồn tin từ Hãng thông tấn nhà nước Algeria (APS) cho biết trong 2 tuần qua đã có khoảng 17.000 người ở nước này phải đi sơ tán vì hạn hán nghiêm trọng.
Dẫn số liệu cho Cơ quan về người tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cung cấp, APS cho biết trong tuần tiên của tháng Ba, hàng nghìn người ở miền Trung Somalia đã phải sơ tán do hạn hán ở vùng Southern Bay.
Trước đó, trong 2 tháng đầu năm, hàng nghìn người khác cũng phải di dời theo cách tương tự trên khắp đất nước Sừng châu Phi này khi hạn hán ập đến.
UNHCR ước tính đến cuối tháng Ba sẽ có khoảng nửa triệu người ở Somalia phải sơ tán nếu hạn hán nghiêm trọng còn tiếp diễn.
Đáng chú ý, phần lớn những người phải di dời là trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Nhiều trẻ em đã phải bỏ học để phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập, tìm kiếm nước và đồng cỏ.
Trước tình trạng này, UNHCR đang tăng cường hỗ trợ cho những người di tản nhưng hiện mới chỉ nhận được 5% trên tổng số tiền 157 triệu USD cần để hỗ trợ cho 2,9 triệu người, bao gồm cả người Somalia và người tị nạn tới từ các nước khác.
UNHCR cũng lưu ý khủng hoảng khí hậu đang gia tăng trên quy mô toàn cầu do hậu quả của việc thiếu các hành động cụ thể.
Nhiều hệ sinh thái đang ở điểm giới hạn và những cộng đồng dễ bị tổn thương đang phải chịu tác động nặng nề nhất.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ dự đoán trong kịch bản tồi tệ nhất, trận động đất 7,7 độ ở Myanmar có thể khiến 100.000 người chết và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Lệnh cưỡng chế di dời khỏi Gaza đang đe dọa tính mạng người dân Palestine và khiến hàng trăm nghìn người mất nơi ở hoặc không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản.
Trận động đất 7,7 độ trưa 28/3 phá hủy nhiều tu viện, nhà cửa ở Myanmar, làm sập một tòa nhà 30 tầng đang thi công ở Thái Lan, dự kiến gây thương vong lớn.
Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.